Nguyên nhân chập điện và Cách xử lý khi nhà bị chập điện nhanh chóng, đảm bảo an toàn
Chập điện là sự cố điện rất nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người và thiệt hại lớn về tài sản. Vậy, chập điện do đâu và cách xử lý khi nhà bị chập điện để đảm bảo an toàn, hiệu quả? Hãy cùng Máy phát nhập khẩu Bình Binh làm rõ nhưng vẫn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Chập điện là gì?
Chập điện là sự tiếp xúc hai dây dẫn điện cung cấp cho mạch điện dẫn đến điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột. Từ đây, dây dẫn sinh ra lửa điện, tiếng nổ và tạo ra một cú sốc điện hủy hoại thiết bị điện. Có thể hiểu nôm na rằng chập điện xảy ra do một phần pha nóng chạm vào pha nguội khiến cho điện trở tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn và làm hư hỏng các thiết bị điện. Đây là hiện tượng không chỉ gây thiệt hại tới tài sản mà còn đe dọa đến tính mạng của con người, vì khi chập điện thường kéo theo cháy nổ, hỏa hoạn.
Hiện tượng chập điện có thể xảy ra ở cả dòng điện 1 chiều (DC) hoặc nguồn điện xoay chiều (AC). Nếu mạch điện được gắn cầu chì hoặc cầu dao sẽ tự động ngắt nguồn truyền đến nơi bị chạm. Hãy cùng Bình Minh tìm hiểu, phân tích một số nguyên nhân gây ra chập điện. Từ đó có các cách xử lý khi nhà bị chập điện hiệu quả nhất.
Nguyên nhân chập điện
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chập điện. Trong đó, một số lý do phổ biến có thể kể đến như:
- Chập mạch điện: Hiện tượng này thường xảy ra và chiếm tỉ lệ cao do các dây pha tiếp xúc với nhau hoặc dây lửa tiếp đất làm giảm điện trở, dẫn tới cường độ dòng điện tăng lên đột ngột làm cháy lớp bảo vệ dây dẫn, và tia lửa điện sẽ làm hỏng hệ thống và các thiết bị điện.
- Các tiếp điểm nối bị lỏng hoặc hở: Trong trường hợp này sẽ có hiện tượng tia lửa điện được phóng qua không khí gây cháy. Hiện tượng này xảy ra khi dây nối không liền mạch hoặc các mối nối không tốt dẫn tới chập điện.
- Nguồn điện bị quá tải: Khi sử dụng các thiết bị có công suất lớn với tần suất cao như điều hòa, lò vi sóng, tivi… sẽ gây ra quá tải điện dẫn tới hiện tượng chập cháy.
- Thiết bị sinh nhiệt: Trong quá trình sử dụng, nếu không chú ý các thiết bị có tính sinh nhiệt cao như bàn là, máy sấy tóc,…thường rất dễ gây cháy dẫn tới chập điện cả hệ thống.
- Do môi trường ẩm: Môi trường ẩm ướt có thể khiến cho lớp cách điện của dây dẫn bị rò rỉ, dẫn đến chập điện.
- Ngắn mạch: Việc sử dụng nhiều thiết bị chung một ổ cắm sẽ gây ra hiện tượng chập mạch. Bởi các thiết bị điện có công suất lớn hoạt động trên đường dây dẫn không đủ định mức công suất yêu cầu.
- Chập điện do mối nối không đúng kỹ thuật: Trong nhiều trường hợp các mối nối dây điện có điểm tiếp xúc không đảm bảo như: lỏng, hở, cắm không chặt. Điều nầy đã tạo nên điện trở tiếp xúc tăng, gây nên hiện tượng move, phát sinh các tia lửa điện gây nên cháy lớp bảo vệ hoặc thiết bị liền kề.
- Chập điện do sét đánh: Các tia sét phát sinh có thể sinh ra một năng lượng cực mạnh có công suất lên đến 5000K. Khi đó dòng điện hay thiết bị nào đó bị sét đánh thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Cách xử lý khi nhà bị chập điện
Chập điện là tình huống khẩn cấp cần phải xử lý ngay lập tức bởi càng trì hoãn lâu thì thiệt hại về tài sản và nguy cơ mất an toàn cho người trong nhà lại càng cao. Nếu xảy ra sự cố chập điện tại nhà, bạn cần làm như sau:
Trường hợp chập điện không gây cháy
Cách nhận biết nhà bị chập điện dễ dàng nhận thấy nhất chính là có tiếng nổ điện và xảy ra cháy. Tuy nhiên không phải lúc nào chập điện cũng sẽ xảy ra cháy nổ. Trong trường hợp bạn ngửi thấy mùi khét, ổ điện bị nóng biến dạng hoặc thiết bị đang chạy dừng đột ngột rồi bốc khói thì đây cũng là dấu hiệu bị chập điện. Việc bạn cần làm lúc này là hãy bình tĩnh và nhanh chóng xử lý theo các bước sau:
- Đầu tiên, hãy tắt nguồn điện chính bằng cách đẩy nút chuyển đổi trên bảng điện (cầu dao điện) xuống vị trí OFF. Điều này giúp đảm bảo an toàn và ngăn chặn nguy cơ chập điện tiếp tục xảy ra.
- Kiểm tra nguyên nhân chập điện: Hãy xem xét các ổ cắm và công tắc trong phòng có gì đang gây chập điện như có đang quá tải không, các thiết bị kết nối hoặc các thiết bị bị hỏng. Nếu phát hiện được nguyên nhân, hãy tắt thiết bị đó và sửa chữa hoặc thay thế nó.
Trường hợp chập điện gây cháy nổ
Khi gặp phải sự cố chập điện thì bạn cần phải bình tĩnh và tìm cách ngắt ngay cầu dao tổng của hệ thống để có thể kịp thời hạn chế ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong nhà. Sau đó, nhanh chóng sơ tán và gọi điện cho đội cứu hộ gần đó để xử lý kịp thời trong trường hợp chập điện dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng. Lưu ý rằng khi sơ tán hãy dùng khăn ướt để bịt vào mũi và di chuyển tránh tiếp xúc với đường điện.
Với trường hợp cháy nhỏ có khả năng tự xử lý, hãy làm theo cách sau:
- Trong trường hợp nguồn điện chưa ngắt: Cách xử lý khi nhà bị chập điện cháy nổ trong tình huống này cần phải dùng các vật dụng có khả năng cách điện như đất, cành cây khô,… để tiếp cận cũng như gạt bỏ những đồ dùng, thiết bị gây cháy. Tuyệt đối không được sử dụng nước, các vật dụng ẩm ướt hoặc kim loại để thực hiện.
- Trường hợp đã ngắt nguồn điện: Hãy cố gắng dập lửa thật nhanh bằng các vật dụng cách điện như bình chữa cháy, vải ẩm, đất, cát,…
Các bước sửa chữa điện cơ bản khi phát hiện chập điện
Khi phát hiện sự cố chập điện trong mạng lưới điện. Nếu là những vấn đề nhỏ, các bạn có thể sửa chữa cơ bản an toàn và hiệu quả để ngặn chặn rủi ro kịp thời. Sau đây sẽ là các bước ngăn chặn kịp thời đơn giản nhất mà bạn có thể tự sửa tại nhà:
- Kiểm tra dây dẫn điện: Sau khi ngắt cầu dao tổng và xác định được nguyên nhân gây chập. Các bạn kiểm tra lại dây dẫn trong nhà, xem dây dẫn có dấu hiệu nứt, hỏng không và lập tức thay thế.
- Kiểm tra và thay thế công tắc: Nếu nguyên nhân nằm ở ổ cắm điện. Kiểm tra ổ cắm và công tắc. Thay thế luôn nếu thấy công tắc không an toàn hoặc bị hở điện.
- Kiểm tra từng thiết bị điện: Một số dấu hiện chập điện thường dễ nhận biết. Nếu đến từ các thiết bị điện, các bạn sẽ ngửi thấy mùi khác, hoặc có khói bốc lên… Thiết bị có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, hãy ngưng sử dụng ngay.
Nếu các bạn không chắn chắn về khả năng phát hiện cũng như sửa chữa các thiết bị điện. Hãy liên hệ với thợ điện để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa chập điện
- Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà cách xa nhau tầm 0.25m. Sử dụng băng keo cách điện để quấn kín mối nối. Các mối nối dây điện vào thiết bị phải chắc chắn, không hở, khổ rò rỉ và không chạm vào nhau.
- Phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải khi lắp đặt. Tránh sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vượt quá khả năng tải điện của dây dẫn.
- Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc. Nên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ điện thường xuyên như kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn,… Nếu có hiện tượng quá tải cần giảm bớt thiết bị ngay.
- Dùng cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.
- Trang bị các thiết bị chống sét, chống quá tải cho hệ thống điện.
- Cần chọn mua và sử dụng các thiết bị ổ cắm điện và phích cắm chất lượng, tương thích với nhau và cách điện tốt.
Bạn nên gọi đến cho thợ điện chuyên nghiệp tới nhà để hỗ trợ kiểm tra và xử lý vấn đề. Bên cạnh đó bạn cần cung cấp tình trạng, nguyên nhân, các thông tin liên quan để thợ điện có phương án xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với Máy phát nhập khẩu Bình Minh để được tư vấn bạn nhé!
Mọi thắc mắc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ:
MÁY PHÁT NHẬP KHẨU BÌNH MINH
? Địa chỉ: Ô 6 – lô 5, cụm công nghiệp Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội
? Tel: 0982 815 855
? Email: caonguyendhv@gmail.com
? Website: mayphatnhapkhau.vn