Rơ le điện từ – thiết bị tự động hóa quan trọng trong hệ thống điện
Rơ le điện từ dần thay thế các loại rơ le điện áp khác trong công cuộc bảo đảm hệ thống điện hoạt động trơn tru. Tại sao người ta thường chuộng sử dụng rơ le điện từ? Hãy cùng công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh lý giải nguyên nhân ngay trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Rơ le điện từ là gì?
Một rơle điện từ bảo vệ điện áp thường được miêu tả như sau:
Là một thiết bị điện tự động, được kích hoạt bằng từ
Rơ le có tác dụng đóng cắt dòng điện, bảo vệ và tránh tình trạng quá tải mạch điện
Quá trình đóng cắt của rơ le không cần sự tác động của con người.
Vì vậy rơ le nói chung và rơ le điện từ nói riêng thường được dùng để điều khiển trạng thái “đóng” hoặc “tắt” của thiết bị có dòng điện đầu vào lớn khi có sự biến động trong mạch điện.
Rơ le điện từ tự động hóa
Rơ le gồm 4 loại chính: rơ le điện từ, rơ le nhiệt, rơ le bảo vệ, rơ le thời gian. Tuy nhiên rơ le điện từ là sản phẩm được ưa chuộng nhất nên trong bài viết này chúng tôi xin tập trung thôg về loại rơ le này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin về 2 loại rơ le còn lại, mời đón đọc trong bài viết số kế tiếp.
Cấu trúc của một rơ le điện từ
Cấu tạo của rơle dòng điện có 4 bộ phận chính, bao gồm: Vỏ máy, mạch từ, cuộn dây cuốn và tiếp điểm. Trong đó, mạch từ thường được chế tạo bằng sắt, gồm 1 phần cố định và 1 bộ phận quay.
5 cách phân loại rơ le theo đặc điểm cấu trúc
Người ta phân loại rơ le thành cách nhóm khác nhau theo đặc điểm cấu trúc
Theo dòng điện: rơ le 1 chiều, rơ le xoay chiều
Theo cuộn hút: rơ le có cuộn hút 1 chiều và rơ le cuộn hút xoay chiều
Theo số cặp tiếp điểm: 2 cặp hoặc 3 cặp…
Theo cấu trúc phần đế: đế tròn, đế vuông
Một sơ đồ khối đơn giản của rơ le điện, phần cố định có hình chữ U, nối liên kết cơ khí với tiếp điểm
Nguyên tắc vận hành của rơ le điện từ
Rơle điện từ vận hành giống như một nam châm điện với tác dụng đóng cắt mạch điện công suất nhỏ hơn với yêu cầu số lần đóng, tắt lớn. Khi rơ le được lắp đặt, dòng điện qua cuộn dây tạo thành lục hút phần chuyển động về phía lõi. Lực hút này có đặc điểm:
Dòng điện càng lớn, lực hút càng tăng
Lực hút càng tăng khe hở mạch càng yếu.
Tiếp đó, khi dòng điện càng lớn, khiến khe hở mạch bị hút về phần tĩnh. Lúc này tiếp điểm động sẽ đóng vào tiếp điểm tĩnh để thực hiện bước ngắt, đóng mạch điện.
Ý nghĩa của rơle điện từ trong ứng dụng thực tiễn
Tương tự các loại rơ le khác, rơ le điện từ được sử dụng tại các khu vực cần đảm bảo hệ thống điện. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hoặc sinh hoạt dân sinh dùng rơ le điện để tự động hóa quá trình truyền tải điện an toàn. Với số lượng máy móc, thiết bị lớn, sử dụng rơ le tự động sẽ đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống điện.
Theo báo cáo, nhờ sử dụng rơ le bảo vệ điện áp nói chung và rơ le điện từ nói riêng, phần trăm sự cố do quá tải điện tại các tòa nhà, xí nghiệp đã giảm đáng kể. Chính vì vậy, để giảm tải rủi ro và giảm áp lực lên đội ngũ kỹ thuật điện, bạn có thể cân nhắc sử dụng thiết bị này. Công ty Thiết bị Công nghệ Bình Minh – đơn vị chuyên phân phối thiết bị máy phát điện nhập khẩu chính thức hân hạnh được phục vụ quý khách hàng với những sản phẩm chính hãng, giá cả cạnh tranh, bảo hành tận nơi.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH thiết bị công nghệ Bình Minh
🔰 Địa chỉ: số 31 ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy – Hà Nội