Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục hiệu quả
Đối với lĩnh vực về điện, ngắn mạch là một vấn đề rất dễ gặp phải. Đây cũng là một hiện tượng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về cháy nổ điện cho người dùng. Mặc dù là một vấn đề phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết ngắn mạch là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ngắn mạch. Tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để biết thêm các thông tin về vấn đề này nhé.
Ngắn mạch là gì?
Hiện tượng ngắn mạch hay còn gọi là đoản mạch (Short Circuit) xảy ra khi hai hay nhiều dây dẫn điện tiếp xúc hay va đập trực tiếp với nhau trong cùng một mạch điện. Khiến cho dòng điện chạy qua các dây dẫn trên bị tăng đột biến. Hậu quả là gây chênh lệch nhiệt độ, dây dẫn điện nóng lên, tăng áp suất trong mạch điện. Dẫn tới tạo ra lửa hoặc hỏng thiết bị hoặc thâm chí gây mất điện cục bộ.
Ngắn mạch có mấy loại?
Ngắn mạch (hay Đoản mạch) được chia làm 4 dạng chính đó là ngắn mạch 3 pha, 2 pha, 1 pha chạm đất và 2 pha chạm đất. Để các bạn dễ hiểu hơn về từng loại trên, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từng loại như sau:
- Ngắn mạch 3 pha: trong 4 loại ngắn mạch mà chúng tôi đề cập tới. Đây là loại nguy hiểm nhất, xảy ra khi 3 pha điện va chạm trực tiếp với nhau.
- Ngắn mạch 2 pha: Đây là hiện tượng khi 2 pha định va chạm trực tiếp vào nhau trong điện 3 pha.
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất: Đối với trường hợp này, điện 1 pha chạm đất hoặc dây trung tính. Lúc này, dòng điện áp sẽ tiếp xúc với điểm chạm đất tạo ra cộng hưởng điện từ. Khiến dòng điện áp ở 1 pha tăng đột ngột.
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất: Tương tự như 1 pha chạm đất. Dòng điện áp từ 2 pha sẽ tiếp xúc với đất hoặc dây trung tính.
Nguyên nhân gây hiện tượng ngắn mạch
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Sau đây sẽ là 3 nguyên nhân chính dẫn tới ngắn mạch mà các bạn nên chú ý đến:
- Đứt dây dẫn điện: Dây dẫn điện của các thiết bị có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng. Hoặc dây bị siết hay bị đứt, hở, chúng có thể tiếp xúc với các bộ phận khác trong mạch điện và gây ra hiện tượng ngắn mạch.
- Sai sót trong khâu lắp đặt: Những lỗi gây ra khi thiết kế mạch điện và trong lúc lắp đặt cũng dẫn đến vấn đề ngắn mạch. Ngoài ra, điều này cũng xuất phát từ việc sử dụng vật liệu kém lượng. Cách thiết kế mạch không chuẩn, nối sai các dây dẫn điện.
- Thời tiết xấu: sự thay đổi của thời tiết có thể gây ra ngắn mạch. Một phần lý do là thời tiết xấu như bão, mưa lớn hoặc sét đánh khiến dòng điện mạnh đột ngột và gây ngắn mạch.
Dấu hiệu nhận biết sự cố đoản mạch
Những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết về vấn đề đoản mạch sẽ khiến cho bạn phát hiện kịp thời và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng.
- Tự động ngắt nguồn điện: Khi hệ thống điện nhà bạn tự động ngắt điện. Đây là dấu hiệu quá tải điện, dẫn tới vấn đề ngắn mạch. Rất dễ gây ra cháy nổ hoặc hỏa hoạn về điện.
- Có tiếng nổ to hoặc tách tách: Ngắn mạch thường gây ra nhiệt độ cao. Sự tác động nhiệt này sẽ dễ gây nổ hoặc hỏa hoạn. Tiếng nổ có thể xảy ra hoặc có hiện tượng khói bốc lên, mùi khét.
- Thiết bị điện bị hỏng: Một thiết bị điện trong nhà bị hỏng thì không sao. Nhưng nhiều thiết bị điện hỏng mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên xem lại vì nó có thể liên quan tới hiện tượng ngắn mạch.
- Ánh sáng yếu hoặc mất điện cục bộ: Hiện tượng ngắn mạch có thể dẫn tới hệ thống đèn chiếu sáng hoạt động yếu hơn bình thường. Hoặc khiến cầu dao, rơ le hay công tắc ngắn mạch bị nhảy. Gây ra mất điện cục bộ.
Khắc phục ngắn mạch nhanh chóng và hiệu quả
Sau khi các bạn đã nhận biết được dấu hiện để phát hiện ra sự cố ngắn mạch. Chúng ta hãy đi tìm biện pháp và cách khắc phục sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện và hệ thống điện nhà bạn. Trước khi đi vào khắc phục sự cố này, các bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Hãy mặc đồ bảo hộ lao động khi sửa chữa điện.
- Không nên tự sửa chữa các vấn đề liên quan đến điện mà không có kiến thức và kỹ năng về điện.
- Nếu không tự tin có thể khắc phục được. Hãy gọi cho thợ điện gần nhất để hỗ trợ kịp thời.
Những biện pháp khắc phục hiện tượng đoản mạch:
- Ngay khi phát hiện điện lưới nhà bạn có dấu hiệu bị đoản mạch. Hãy ngắt toàn bộ điện bằng cách dập cầu dao tổng.
- Để đề phòng rủi ro hãy lắp đặt hệ thống điện đơn giản và dễ dàng tháo lắp.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện định kỳ.
- Luôn sử dụng những thiết bị điện chất lượng và chính hãng. Có khả năng chịu nhiệt tốt.
- Các loại ổ cắm rời nên để ở nơi thông thoáng. Tránh để gần bếp hoặc có vật nặng đè vào.
- Dây dẫn điện phải có tiết diện phù hợp, tương thích với dòng điện nhà bạn.
Kết luận
Để đảm bảo an toàn, các bạn hãy phòng tránh và tìm hiểu thêm về các cách xử lý khi điện bị đoản mạch. Máy phát nhập khẩu đã cùng các bạn tìm hiểu và đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề trên. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để biết thêm những thông tin hữu ích khác về điện nhé!
Xem thêm: