Menu

Nhà phân phối chính thức máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam

korea vietnam

Khám phá sơ đồ đấu tủ ATS với máy phát điện

Để công việc không bị gián đoạn bởi các sự cố về hệ thống điện, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng máy phát điện kèm theo tủ chuyển nguồn ATS. Hỗ trợ công việc hoàn thành một cách tốt nhất mà không lo bị ngắt điện đột ngột. Tủ ATS thường được kết nối với máy phát điện để đảm bảo cấp điện ổn định cho các tải khi nguồn chính bị mất. Để lắp đặt và kết nối ATS với máy phát, các bạn cùng chúng tôi khám phá 3 sơ đồ đấu tủ ATS với máy phát điện ngay trong bài viết sau.

Tại sao cần phải sử dụng tủ chuyển nguồn ATS cho máy phát?

Tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện

Bộ tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện

Tủ chuyển nguồn ATS hay được gọi là Automatic Transfer Switch. Là một thiết bị điện tử chuyên dụng để chuyển đổi nguồn điện chính sang điện dự phòng của máy phát. Nhất là khi nguồn chính gặp sự cố như tụt áp, quá áo hoặc ngược pha. Một số lý do bạn nên đấu nối tủ ATS với máy phát.

  • Đảm bảo nguồn cấp ổn định: Khả năng tự động chuyển nguồn đảm bảo điện được duy trì liên tục. Hạn chế tối đa nguy cơ gián đoạn khi sử dụng điện.
  • Đảm bảo an toàn thiết bị: Nguồn điện từ máy phát thường không ổn định như điện lưới. Vì thế nhất là đối với những dòng máy công nghiệp công suất lớn. Cần tích hợp thêm tủ ATS để điều chỉnh điện áp và tần số, bảo vệ các thiết bị khỏi hư hỏng.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Việc sử dụng tủ ATS có khả năng tự động hóa quá trình chuyển đổi. Điều này sẽ là vấn đề quan trọng trong những ứng dụng yêu cầu tính liên tục và ổn định điện.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành máy: Khi nguồn điện lưới hoạt động lại. Tủ sẽ tự động ngắt kết nối với máy phát. Giúp giảm thiểu thời gian hoạt động của máy.

Đối với các ứng dụng công nghiệp, y tế,… mỗi giây mỗi phút đều rất quan trọng. Nhằm duy trì nguồn điện liên tục, sử dụng ATS chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Quy trình về sơ đồ đấu tủ ATS với máy phát điện

Để đấu nối tủ ATS với máy phát, chúng ta cần thực hiện chuẩn bị một số bước sau:

  • Chuẩn bị tủ ATS phù hợp với công suất của nguồn chính và nguồn dự phòng. Máy phát điện phải tương thích với tủ.
  • Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ cần thiết như: bao tay bảo hộ, bút thử điện,…
  • Vị trí lắp đặt: Lắp đặt tủ tại những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Lắp tại những nơi
  • Cách lắp đặt là kết nối dây nguồn chính với nguồn dự phòng nằm bên trong tủ ATS. Sau đó kết nối các dây tải của máy phát điện vào tủ ATS.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đã lắp đặt: Kiểm tra các thiết bị bảo vệ hoạt động bình thường.

Khám phá 3 sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện chi tiết

Xem chi tiết sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện -mayphatnhapkhau.vn

Sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện

Hiện nay, khi kết nối ATS với máy phát sẽ có kết nối theo 3 cách đấu cơ bản sau:

Kết nối ATS thông qua cổng kết nối ngoài

Đối với kiểu kết nối này, tủ ATS được điểu khiển từ xa thông qua cổng điều khiển bên ngoài. Cổng này được gọi là “remote start”. Tín hiệu điều khiển sẽ được truyền từ bộ điều khiển của tủ ATS đến máy phát và kích hoạt quá trình chuyển đổi.

  • Ưu điểm: kiểu kết nối này mang tính tự động hóa cao. cung cấp khả năng kích hoạt từ xa khi nguồn chính gặp sự cố mà không cần can thiệp trực tiếp.
  • Nhược điểm: Phụ thuộc vào điều khiển từ xa. Cần đảm bảo tín hiệu điều khiển từ xa ổn định để hệ thống hoạt động đúng.

Kết nối ATS với máy phát qua cổng truyền thông

Các loại cổng truyền thông hiện đại như Modbus hay profibus. Các thông tin về máy hay lệnh của người dùng sẽ được trao đổi qua cổng này.

  • Ưu điểm: quản lý từ xa, hỗ trợ quán lý và giám sát hệ thống một cách cực hiệu quả.
  • Nhược điểm: Yêu cầu công nghệ cao. Đòi hỏi sự tương thích giữa các thiết bị và cổng truyền thông. Cần sự hỗ trợ của những người có chuyên môn về máy phát điện.

Kết nối trực tiếp ATS vào bảng điều khiển của máy phát điện

Nguồn điện lưới được kết nối trực tiếp, toàn bộ quá trình chuyển đổi ko cần sự can thiệp của tủ ATS nếu bảng điều khiển máy phát điện có hỗ trợ chức năng ATS Control. Khi thực hiện kiểu kết nối này, các bạn không cần thêm bất kỳ cổng ngoài nào. Nguồn nuôi và các phần tử điều khiển của tủ ATS sẽ được giữ bởi 2 MCCB.

MCCB có nhiệm vụ sử dụng nguồn cấp trong tủ ATS. Được kết nối với bảng điều khiển của máy thông qua hệ thống cơ khí. Tuy đây là kết nối đơn giản nhưng các bạn cần phải chắc chắn rằng bảng điều khiển của máy hỗ trợ đầy đủ chức năng của ATS control để đảm bảo tính ổn định trong quá trình chuyển đổi.

Những lưu ý khi đấu nối tủ ATS với máy phát điện

Khi tiến hành đấu nối tủ, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần cân nhắc nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của hệ thống. Dưới đây là một số lưu ý mà chúng tôi muốn nhắc đến:

  • Xác định đúng sơ đồ đấu tủ ATS: Trước khi bắt đầu đấu tủ, hãy tìm hiểu rõ và đảm bảo bạn đã hiểu sơ đồ đấu tủ ATS. Đọc lại và kiểm tra sơ đồ trong thiết kế có sẵn.
  • Đầu nối dây đúng kỹ thuật: Đầu dây cần được đấu nối đúng kỹ thuật. Các đầu dây cần được đấu nối đúng chiều và đúng vị trí.
  • Kiểm tra tủ ATS định kỳ: Nhằm đảm bảo tủ hoạt động tốt  hơn. Hãy kiểm và, bảo trì bảo dưỡng tủ và máy định kỳ.
  • Hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài: Tránh can thiệp vào hệ thống từ bên ngoài nếu bạn không hiểu biết chuyên sâu. Ngăn chặn các thay đổi không mong muốn và dễ gặp sự cố hơn trong quá trình chuyển nguồn.

Việc tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp cho bạn rất nhiều khi đấu nối tủ với máy. Đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và tối ưu nhất.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bộ điều tốc máy phát điện

Có nên dùng ổn áp cho máy phát điện không?

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855  - Mr Phong : 0941 055 829