Menu

Nhà phân phối máy phát điện hàng đầu Việt Nam

korea vietnam

Tìm hiểu về tủ ATS máy phát điện cực chi tiết từ A – Z

Rate this post

Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS máy phát điện là một trong những thiết bị đi kèm với máy phát điện. Nó đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo nguồn điện liên tục nếu gặp sự cố mất điện, cắt điện xảy ra với mang điện lưới. Để hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan thì Máy phát nhập khẩu xin chia sẻ chi tiết hơn về loại thiết bị này qua bài viết dưới đây!

Tủ ATS máy phát điện là gì?

Tủ ATS (Automatic Transfer Switch) là một thiết bị điện tự động được sử dụng trong hệ thống máy phát điện dự phòng. Nó có nhiệm vụ chính là tự động chuyển đổi nguồn điện từ nguồn điện chính của lưới điện sang nguồn điện từ máy phát điện khi có sự cắt nguồn hoặc mất nguồn từ lưới điện.

Khi nguồn điện chính từ lưới điện bị cắt hoặc mất, tủ ATS sẽ nhận dạng tình huống này và tự động kích hoạt máy phát điện. Nó sẽ ngắt kết nối với nguồn điện chính và chuyển đổi sang nguồn điện từ máy phát điện. Khi nguồn điện chính được khôi phục, tủ ATS sẽ tự động chuyển đổi nguồn điện trở lại từ lưới điện và ngắt kết nối với máy phát điện.

Chức năng của tủ ATS máy phát điện

Chức năng chính của ATS máy phát điện là chuyển tải sang sử dụng máy phát điện khi nguồn điện lưới gặp sự cố, bị mất. Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ điện lưới và điện máy phát dự phòng khi gặp phải các sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, giảm áp, sụt áp,…

Tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện

Bộ tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện

Ngày nay các bộ tủ ATS được tích hợp những Module hiện đại, tự động điều chỉnh và hoạt động mà không cần đến sự vận hành trực tiếp của nhân viên kỹ thuật. Do đó mà tủ ATS cho máy phát điện mang nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng:

  • Tủ ATS máy phát điện có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.
  • Tủ điện ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với máy tính để hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS.
  • Tủ ATS có thể tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC
  • Bảo vệ phụ tải do nguồn điện lưới được kiểm tra, nếu đảm bảo mới đóng điện lưới cho tải.
  • Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, mất pha hoặc điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được).
  • Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát điện tùy chọn, có thể là 5s, 10s,..
  • Có hệ thống đèn chỉ thị dễ vận hành

Cấu tạo của hệ thống tủ chuyển đổi nguồn ATS

Tủ Ats Máy Phát điện

Cấu tạo Tủ ATS Máy Phát điện

Một bộ tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện có cấu tạo như sau:

  • Bộ điều khiển: Đây là bộ điều khiển trung tâm của hệ thống ATS. Nó cung cấp các chức năng tự động chuyển đổi nguồn điện và quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống. Dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ATS (của Osung, Socomec, Schneider, Osemco….); ATS Controller lập trình tùy biến, dùng các rơ le logic, dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp).
  • Các cơ cấu chuyển đổi: Hệ thống ATS có hai cơ cấu chuyển đổi, một cho nguồn điện chính từ lưới điện và một cho nguồn điện từ máy phát điện. Các cơ cấu chuyển đổi này có thể là các công tắc hoặc relay điện tử, được điều khiển bởi tủ điều khiển. Các thành phần thường bao gồm Contactor (liên hệ), MCCB (Miniature Circuit Breaker – cầu dao mắc cắt), và ACB (Air Circuit Breaker – cầu dao mắc cắt không khí),…
  • Hệ thống điều khiển và giao tiếp: Bao gồm khoá liên động cơ điện, nguồn UPS, Bộ bảo vệ O/UV, OC/EF, hệ thống quản lý điện (EMS), hệ thống giám sát từ xa (SCADA), hệ thống thanh cái đồng, đèn báo nút nhấn,…
  • Các bộ cảm biến và bảo vệ: Hệ thống ATS có thể được trang bị các bộ cảm biến và bảo vệ để giám sát các thông số điện như điện áp, tần số, dòng điện, v.v. Các bộ cảm biến này giúp tủ điều khiển phát hiện các sự cố và thực hiện các tác động bảo vệ như tắt máy phát điện hoặc kích hoạt cảnh báo.
  • Máy phát điện: Đây là nguồn điện dự phòng, thường là một máy phát điện diesel hoặc xăng. Máy phát điện được kết nối với cơ cấu chuyển đổi và tủ điều khiển để cung cấp nguồn điện khi nguồn điện chính từ lưới điện bị mất.
  • Nguồn điện chính: Đây là nguồn điện chính từ lưới điện công cộng. Nguồn điện chính được kết nối với cơ cấu chuyển đổi và tủ điều khiển để cung cấp nguồn điện khi không có sự cắt nguồn.
  • Vỏ tủ điện: được thiết kế, chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Kích thước vỏ tủ điện được thiết kế phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, công suất.

Phân loại tủ ATS

Dựa vào các tiêu chí mà có nhiều cách để phân loại tủ ATS như:

Theo loại thiết bị đóng cắt:

  • Tủ ATS dùng contactor (dòng nhỏ và vừa)
  • Tủ ATS sử dụng MCCB (dòng vừa và lớn)
  • Tủ ATS dùng ACB (dòng lớn)

Tủ ATS theo bộ điều khiển thì có:

  • Tủ ATS sử dụng các bộ điều khiển có sẵn của các hãng SOCOMEC, SCHNEIDER, OSEMCO, OSUNG,…
  • Tủ ATS sử dụng các rơle thời gian và rơle trung gian, bộ logo tự chế

Phân loại tủ ATS theo số cực:

  • 2 cực
  • 3 cực
  • 4 cực

Ngoài ra, tủ ATS còn được phân theo dòng điện định mức, theo môi trường lắp đặt như: trong nhà, ngoài trời,…

Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống ATS máy phát điện

Hiện nay có rất nhiều loại tủ ATS khác nhau sử dụng cho máy phát điện gia đình, máy phát điện công nghiệp, máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha. Tuy nhiên, chúng có nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau.

Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện

Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện

Khi hệ thống điện đang hoạt động mà xảy ra các sự cố như (mất pha, mất trung tính, giảm áp, cao áp,…) thì tủ chuyển nguồn tự động ATS sẽ có nhiệm vụ:

  • Gửi tín hiệu về cho máy phát điện và thực hiện khởi động (kích hoạt) hệ thống máy phát điện dự phòng
  • Khi máy phát đã vận hành ổn định, đủ thời gian để làm nóng máy – Warm Up Timer (mặc định là 10 giây) và điện máy phát ra đạt giá trị trong ngưỡng cho phép thì tủ ATS tự động đóng nguồn điện của máy phát và cung cấp ra phụ tải.
  • Duy trì trạng thái ổn định của máy phát điện

Khi có điện trong nguồn lưới trở lại trong tình trạng ổn định, (Đạt tiêu chuẩn yêu cầu về pha và điện áp) thì nhiệm vụ của bộ chuyển nguồn ATS là:

  • Ngưng nguồn cung cấp điện từ máy phát khỏi phụ tải.
  • Sau đó đóng nguồn điện từ điện lưới vào tải.
  • Khi lưới điện đã cung cấp ra phụ tải thì tủ ATS duy trì cho máy phát điện tiếp tục vận hành không tải thêm một thời gian để đảm bảo tuổi thọ cho máy.

Ngoài ra, còn có những bộ tủ ATS cao cấp có thể kết hợp đồng bộ với nhiều máy phát để đảm bảo công suất và sự phòng khi có sự cố về máy phát.

Cách lựa chọn hệ thống tủ ATS máy phát điện

Việc lựa chọn hệ thống tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện phải theo nhu cầu sử dụng của người dùng và phải xác định được các vấn đề sau:

  • Xác định công suất cung cấp của tủ
  • Tính toán theo công suất của máy phát điện và khu vực được ưu tiên sử dụng.
  • Vị trí lắp đặt, nhiệt độ, tình trạng thiết bị phải đảm bảo an toàn
  • Kết nối được với hệ thống kiểm soát của người vận hành, báo cáo thông tin sự cố (nếu có).
Nên lựa chọn tủ ATS phù hợp với nhu cầu sử dụng

Nên lựa chọn tủ ATS phù hợp với nhu cầu sử dụng

Giá bộ tủ chuyển nguồn ATS cho máy phát điện bao nhiêu tiền?

Hiện nay tủ chuyển đổi nguồn ATS có giá bán khác nhau, tùy vào công suất, hãng sản xuất, đơn vị cung cấp,… Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, cũng như giá cả hợp lý thì quý khách hàng nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có tên tuổi trên thị trường để lựa chọn đặt mua.

Đến với Máy phát nhập khẩu Bình Minh quý khách hàng sẽ được tư vấn lắp tủ chuyển nguồn ATS cho máy phát điện miễn phí khi mua máy phát điện hoặc đang sử dụng máy phát điện và có nhu cầu lắp đặt thêm tủ ATS chuyển nguồn tự động.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0982 815 855 để được tư vấn và báo giá nhanh nhất, tốt nhất thị trường!

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855