Vỏ cách âm máy phát điện có chức năng gì? Đặc điểm và cấu tạo
Máy phát điện có đa dạng nhiều loại như có máy trần, máy tích hợp sẵn vỏ cách âm…Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn dòng máy phát nào phù hợp nhất. Để đảm bảo chống ồn và mang tính tiện lợi hơn, người dùng thường lựa chọn những dòng máy có tích hợp sẵn vỏ cách âm. Vậy vỏ cách âm máy phát điện có cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm của bộ phận này là gì? Mời các bạn đón đọc trong bài viết sau.
Tại sao cần sử dụng vỏ cách âm máy phát điện?
Mặc dù đem tới nhiều lợi ích về nguồn điện dự phòng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Nhưng máy phát điện cũng có nhược điểm lớn đó là vấn đề về tiếng ồn. Máy phát điện công suất càng cao thì tiếng ồn phát ra càng lớn. Vì thế nên khi lắp đặt các dòng máy công nghiệp lớn, mọi người thường xây thêm phòng cách âm cho máy. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh và có thể gia tăng nhiều chi phí xây phòng. Để giải quyết các vấn đề về tiếng ồn, một số dòng máy phát điện hiện nay đã tích hợp sẵn vỏ cách âm.
Việc sử dụng vỏ cách âm máy phát điện giúp kiểm soát tiếng ồn trong một mức độ nhất định. Giảm thiểu các tác động tiêu cực và gây phiền toái cho người xung quanh. Máy phát điện khi vận hành sẽ có tiếng ồn và rung. Vì thế vỏ cách âm cũng giúp kiểm soát các rung động đến từ máy.
Vỏ cách âm còn được làm từ các vật liệu bền chắc. Giúp máy tránh khỏi các ảnh hưởng đến từ môi trường như ẩm ướt hay oxi hóa,… Tăng độ bền và tuổi thọ của máy theo thời gian và giảm thiểu các chi phí bảo trì bảo dưỡng.
Cấu tạo của vỏ cách âm máy phát
Vỏ cách âm máy được thiết kế với cấu trúc đa lớp, sử dụng các vật liệu chống ồn chuyên dụng. Vỏ cách âm máy phát điện gôm 2 lớp chính
- Lớp ngoài cùng: lớp vỏ ngoài cùng được làm từ thép tấm không gỉ có sơn tĩnh điện với độ dày tầm khoảng 2mm. Lớp vỏ này có nhiệm vụ giúp vỏ cách âm chống chịu với môi trường bên ngoài.
- Lớp cách âm: Đây là lớp bên trong, là lớp vỏ đệm cách âm được làm bằng mút, bông xốp. Lớp này được gia công để hấp thụ những tiếng ồn phát ra từ máy phát trong quá trình hoạt động.
Ngoài vỏ cách âm thì máy phát điện cũng được trang bị thêm cửa thông số,… Kích thước vỏ sẽ được thiết kế phù hợp kích thước của động cơ máy.
Ưu nhược điểm của vỏ cách âm
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của vỏ cách âm chính là kiểm soát tiếng ồn khi máy phát điện hoạt động. Ngoài ra, bộ phận này còn có một số ưu điểm như sau:
- Tuân thủ các quy chuẩn môi trường: Mỗi nơi đều có những quy định riêng về tiếng ồn. Lớp vỏ cách âm sẽ giúp máy phát giảm thiểu tiếng ồn đáng kể.
- An toàn: Giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài đến động cơ của máy. Bảo vệ người dùng tránh khỏi các sự cố và tai nạn có thể xảy ra.
- Thiết kế: Máy phát điện có tích hợp vỏ cách âm có thiết kế mang tính thẩm mỹ. Gọn gàng và dễ lắp đặt hơn các dòng máy trần hoặc máy công nghiệp lớn.
Nhược điểm
Máy có tích hợp vỏ cách âm sẽ có một số nhược điểm sau:
- Tăng trọng lượng: Việc máy có thích hợp thêm vỏ sẽ làm tăng trọng lượng và kích thước tổng thể. Khiến việc vận chuyển và lưu trữ bảo quản máy khó khăn và phức tạp hơn.
- Tăng chi phí đầu tư: Vì được làm từ những vật liệu chất lượng tốt nên giá thành sẽ cao hơn so với máy không vỏ cách âm.
- Giảm hiệu suất tản nhiệt: Thiết kế máy có vỏ vốn ôm sát tạo thành khung máy. Máy có tích hợp vỏ cách âm có thể làm giảm khả năng tản nhiệt. Tăng nhiệt độ bên trong động cơ máy và ảnh hưởng đến hiệu suất.
Tuy nhiên, so với ưu điểm trên thì vỏ cách âm vẫn là một giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu các tiếng ồn của máy.
Xem thêm: Tự chế thùng cách âm cho máy phát điện
Tiêu chuẩn vỏ cách âm máy phát điện phù hợp tiêu chuẩn quốc tế
Để đáp ứng nhưng tiêu chí về an toàn và chất lượng, việc đánh giá vỏ cách âm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng. Sau đây sẽ là những tiêu chí quan trọng để đánh giá vỏ máy chuẩn:
- Hệ thống thông gió: Vỏ cách âm cần thiết kế với hệ thống thông gió ra vào. Giúp máy duy trì nhiệt độ và không bị quá nóng trong quá trình hoạt động.
- Vật liệu cách âm: Các loại thép không gỉ chịu lực. Bông, mút, xốp cách âm đều phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
- Sơn tĩnh điện: Toàn bộ lớp vỏ bên ngoài đều có một lớp sơn tĩnh điện. Chống chịu các điều kiện thời tiết mưa gió hay nắng nóng khắc nghiệt.
- Cửa thoát khí: Hệ thống cửa thoái khí nóng của máy thiết kế hợp lý. Tránh máy hoạt động quá nhiệt.
- Pô giảm thanh: Bộ phận này được tích hợp sẵn bên trong máy phát điện. Giảm tối đa tiếng ồn cho máy.
- Độ ồn chuẩn quốc tế: Hiện nay các dòng máy phát điện đều có độ ồn đạt chuẩn chung là 75dB/7m khi máy chạy full tải.
Trên đây là những thông tin chi tiết về lớp vỏ cách âm của máy phát điện. Hy vọng qua bài viết trên của Máy phát nhập khẩu, các bạn đã nắm bắt rõ về bộ phận này và đưa ra những lựa chọn mua máy phù hợp nhất.