Menu

Nhà phân phối máy phát điện hàng đầu Việt Nam

korea vietnam

Mẹo – Tự làm thùng cách âm cho máy phát điện tại nhà

Rate this post

Nhu cầu sử dụng máy phát điện càng ngày càng tăng do các sự cố liên quan tới điện. Tuy nhiên, bạn đang lo lắng về vấn đề tiếng ồn máy phát điện có thể gần phiền toát và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Nhất là đối với những hộ gia đình có người già và trẻ nhỏ. Làm thế nào để giảm âm thanh, tiếng ồn của máy phát điện mà không tốn quá nhiều kinh phí? Các bạn có thể tự làm thùng cách âm cho máy phát điện tại nhà hiệu quả mà không quá tốn kém. Xem bài viết này để bắt tay làm ngay vỏ cách âm cho chiếc máy phát nhà bạn.

Chuẩn bị dụng cụ để làm thùng cách âm cho máy phát điện

Dụng Cụ để Tự Làm Thùng Cách âm Máy Phát điện

Dụng Cụ để Tự Làm Thùng Cách âm Máy Phát điện

Trước khi bắt tay vào làm thùng cách âm, chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ vật liệu sau:

  • Ván gỗ MDF (tiếng anh gọi là Medium density fiberboard): đây là một vật liệu dùng để tiêu âm khá thông dụng. Gỗ ép MDF được sử dụng khá nhiều đối với các đồ nội thất. Gỗ MDF dạng trơn nổi bật với khả năng cách âm cực tốt và mang tính thẩm mỹ cao.
  • Tấm cách âm Vinyl MLV (Mass Loaded Vinyl): hay còn có tên gọi là rào chắn âm thanh, rèm Vinyl. Tấm cách âm này được làm từ kim loại, vật liệu đại phân tử,… Công dụng của tấm MLV là giảm khả năng truyền tải âm thanh ra bên ngoài môi trường.
  • Bọt cách âm (Acoustic Foam): Thường có màu trắng ngà, xốp nhẹ.
  • Keo silicon cách âm: đây là loại keo được làm từ acrylic. Loại keo này ứng dụng rất nhiều trong xây dựng, dùng để trám trét, cách âm cực hiệu quả.
  • Các vật liệu khác: ống thông gió, máy cưa hoặc cưa tay, máy khoan, thước dây, thước kẻ, giấy và bút chì, vít cố định.

Những dụng cụ trên các bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị. Hoặc đặt mua trên các sàn thương mại điện tử. Đây đều là dụng cụ thông dụng dễ tìm kiếm và giá thành khá rẻ.

Tiêu chí cần biết khi tự chế cách âm cho máy phát điện

Khi các bạn cần sử dụng máy phát điện cho những hoạt động đặc biệt như cắm trại ngoài trời. Hay những nơi yêu cầu hạn chế tối đa tiếng ồn.Vì vậy, tạo vỏ cách âm cho máy đơn giản dễ làm, lại tiết kiệm được chi phí phát sinh thay vì phải sắm thêm pô tiêu âm cho máy phát điện. Khi thiết kế thùng cách âm, các bạn cần đặt ra một số tiêu chí để thùng đạt được hiệu quả như kỳ vọng:

  • Thùng cách âm tự chế ít nhất phải giảm được 50% tiếng ồn mà máy phát ra.
  • Có khả năng tháo rời, di chuyển linh hoạt tại bất kỳ đâu.Sử dụng lâu dài và bền bỉ bởi vì vấn đề mất điện có thể xảy ra từ 2 tiếng trở lên.
  • Các bề mặt tiếp xúc của các bộ phận được ráp vào phải đạt yêu cầu kín khí. Tránh trường hợp rò rỉ âm thanh.
  • Thùng cách âm đảm bảo có cổng xả khí làm mát máy phát điện. Khi vận hành máy trong một khoảng thời gian dài, máy sẽ nóng lên. Vì thế, tạo thùng cách âm phải có cổng xả khí cho máy.
  • Thùng phải được thiết kế các module ghép nối linh hoạt để ráp các vật liệu cách âm chuẩn nhất.

Các bước tự làm thùng cách âm máy phát nhanh – gọn – nhẹ

Thay vì mua máy phát điện tích hợp sẵn vỏ cách âm tốn nhiều chi phí đầu tư thì các bạn có thể tự làm thùng cách âm cho máy. Sau đây là 6 bước tự chế vỏ cách âm cho máy phát điện đơn giản và hiệu quả. Các bạn theo dõi kỹ những bước này để lắp đặt thùng nhanh chóng nhất:

Bước 1: Đo kích thước máy phát điện

Nếu muốn dựng hộp cách âm phù hợp thì các bạn cần đo đạc kỹ kích thước của máy phát điện. Các bạn sẽ phải tính toán nên chừa lại bao nhiêu inches. Kích thước phải phù hợp với máy, lớp cách nhiệt, lớp thông gió, xốp cách âm. Mục đích của việc chừa lại một khoảng không gian này để giảm rủi ro cắt sai tấm MDF.

Sau khi đo đạc, hãy tính toán kỹ càng và viết các kích thước cần thiết ra giấy để tiến hành bước thứ 2. Đo và kiểm tra lại từ 2 đến 3 lần để đảm bảo tính chính xác.

Bước 2: Tiến hành cắt ván gỗ MDF

Bước đầu tiên các bạn đã tính toán xong kích thước tương thích với máy phát điện và không gian để máy. Tiếp tục đánh dấu bằng bút chì lên các tấm MDF. Các bạn sẽ cần 2 tấm cho trần và sàn, 2 tấm cho các cạnh dài và 2 tấm cho cạnh ngắn. Tiến hành dùng cưa máy hoặc cưa tay để phân rõ các tấm MDF.

Bước 3: Tạo ống thông gió cho máy

Bạn đã chuẩn bị xong ống thông giá để lắp đặt cho máy. Hãy đo đường kính ống thông gió và đánh dấu trên tấm gỗ MDX để tiến hành cắt. Các bạn sẽ phải cắt 2 lỗ vừa đủ để luồn ống thông gió qua. Một lỗ sẽ nằm ở góc trên của hộp và một lỗ khác có thể nằm ở các mặt bên. Lưu ý về lỗ nằm ở trần hộp đó là lỗ này cần nằm gần mép trần, chứ không phải nằm giữa.

Xem thêm:

Lắp đặt ống xả khói máy phát điện

Bước 4: Thêm lớp cách âm MLV

Một trong những bước quan trọng nhất để cách âm cho máy phát đó là thêm lớp rèm cách âm MLV vào bên trong bề mặt hộp. Lớp cách âm đầu tiên sẽ là lớp cản âm Mass Loaded Vinyl. Đây là tấm Vinyl thực hiện nhiệm vụ cản âm thay vì hấp thụ âm thanh.

Tấm Vivyl này sẽ có sẵn lớp keo dán. Tiến hành dán vinyl vào các bề mặt bên trong gỗ MDF. Khi dán, các bạn phải đảm bảo rằng dán kín và không có kẽ hở nào để tránh âm thanh bị thoát ra bên ngoài.

Bước 5: Lớp cách âm thứ 2 – Bọt xốp cho vỏ cách âm của máy

Sử dụng tấm bọt xốp cách âm mà các bạn đã chuẩn bị từ những bước đầu tiên. Những tấm bọt cách âm này sẽ hấp thụ âm thanh và làm giảm đi tiếng ồn từ máy phát.

Các bạn tiếp tục đo kích thước của các tấm MDF và cắt các miếng bọt xốp tương thích. Sử dụng keo Silicon để cố định bọt xốp. Nên nhớ, cả lớp vinyl và lớp bọt đều cần có lỗ thông gió.

Bước 6: Bắt vít cố định các tấm MDF

Làm Thùng Cách âm Cho Máy Phát điện đơn Giản Hiệu Quả

Làm Thùng Cách âm Cho Máy Phát điện đơn Giản Hiệu Quả

Khi đã dán 2 lớp cách âm lên 6 tấm MDF ban đầu mà các bạn đã cắt ra chuẩn với kích thước của máy phát. Đã đến lúc cố định và bắt vít 6 tấm lại với nhau.

Sử dụng máy khoan để khoan các lỗ trên MDF, bắt vít và cố định 5 tấm bao gồm: 2 tấm trần và sàn, 3 tấm xung quanh bề mặt. Tạo thành một hộp hình chữ nhập vừa vặn với máy. Hãy sắm thêm 2 chiếc bản lề dành cho tầm MDF cuối cùng. Thiết kế này sẽ giúp bạn dễ dàng tháo và di chuyển máy phát điện linh hoạt hơn.

Bước 7: Lắp ống thông gió và ống xả vào thùng cách âm

Đây là một bước cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giúp máy điều hòa không khí và thông gió đúng cách. Như chúng tôi đã hướng dẫn, các bạn đã khoét 2 lỗ thông gió trước đó. Bây giờ hãy uốn cong ống thông gió và luồn qua 2 lỗ trên.

Việc uốn cong ống thông gió cũng sẽ làm giảm âm thanh. Vì nguyên lý hoạt động của sóng âm là đi theo đường thẳng.

Bước 8: Kiểm tra lại các khe hở

Khi thùng cách âm đã hoàn thành xong theo các bước trên. Các bạn cần kiểm tra lại toàn bộ thùng xem có còn khe hở nào không. Nếu có khe hở, hãy sử dụng keo silicon để lấp đầy cách khe. Tránh âm thanh của máy thoát ra ngoài.

Trên đây là những mẹo – tip làm thùng cách âm, giảm âm cho máy phát điện với kinh phí thấp và không kém phần hiệu quả. Máy phát nhập khẩu hy vọng rằng thông qua bài viết, các bạn có thể tự làm một chiếc thùng cách âm dàng cho chiếc máy phát điện của bạn.

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0929391555