Hướng dẫn sử dụng máy phát điện đúng cách tránh hỏng hóc
Hiện nay, các thiết bị sử dụng điện ngày càng xuất hiện nhiều và không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Kéo theo đó, nhu cầu sử dụng điện năng cũng tăng lên khiến máy phát điện dần trở thành thiết bị quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh tế mà còn trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng máy phát điện đúng cách để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Máy phát điện là thiết bị có khả năng biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện với 3 chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai dòng máy phát điện dựa vào việc phân biệt nhiên liệu đầu vào là máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu.
Việc lựa chọn dòng máy phát điện căn cứ trên nhu cầu, quy mô cần cấp điện và điều kiện tài chính của người dùng. Nguồn nhiên liệu của máy phát điện thường là Diesel, xăng, Propan (ở dạng lỏng và dạng khí) hoặc là khí thiên nhiên. Đây là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Trên thực tế, động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu Diesel, Propan lỏng hoặc khí tự nhiên.
Hướng dẫn sử dụng máy phát điện đúng cách
Sử dụng máy phát điện đúng cách sẽ giúp duy trì độ bền của động cơ, tăng tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo đó các chuyên gia khuyến cáo và hướng dẫn người trực tiếp vận hành máy phát điện các nguyên tắc sau:
Luôn tiến hành kiểm tra tổng thể trước khi vận hành
- Kiểm tra dầu nhớt xem có đủ không, nếu thiếu phải bổ sung, tránh tình trạng thiếu nhớt dẫn đến bó biên.
- Kiểm tra nước làm mát tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến nóng máy, bó Piston.
- Kiểm tra dây Curoa.
- Kiểm tra đầu bọc ắc quy và cầu đấu ra phụ tải xem có lỏng không, nếu lỏng phải siết lại, tránh tình trạng để lỏng dẫn đến mô ve chập điện, cháy máy.
Thực hiện nổ máy thử nghiệm (trong khoảng 3 phút) để chắc chắn tình trạng hoàn hảo của động cơ.
Người dùng cần lưu ý:
- Kiểm tra nhiệt độ nước
- Kiểm tra tiếng nổ của động cơ.
- Kiểm tra áp suất dầu nhớt.
- Kiểm tra xem điện áp có đủ không (từ 380V đến 400V)
- Kiểm tra tần số xem có đủ không (từ 50Hz đến 52Hz)
- Nếu áp suất, điện áp, tần số không đủ phải chỉnh cho đủ.
- Kiểm tra nạp ắc quy xem có nạp không
Nếu tất cả các thông số kỹ thuật trên đã đảm bảo an toàn thì đóng Attomat ra phụ tải.
Chú ý: yêu cầu đóng tải phải đóng từ tải lớn xuống tải nhỏ. Tuyệt đối không để máy chạy quá tải dẫn đến gãy trục cơ, máy nóng bó piston… Khi máy đã làm việc phải thường xuyên đi vòng quanh máy kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy, kiểm tra áp suất dầu, nhiệt độ nước và các đồng hồ V, Hz, A.
Bảo dưỡng sau khi sử dụng máy phát điện
- Luôn chắc chắn máy được đặc ở vị trí khô ráo, thoáng đãng
- Chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ, đề phòng xảy ra sự cố.
- Sau 200 giờ chạy máy phải thay dầu nhớt, lược dầu và lược nhớt.
- Vệ sinh bình chứa nhiên liệu
- Trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn, thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng máy phát điện gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm
- 5 Quy tắc an toàn khi sử dụng máy phát điện
- Quy trình vận hành và hướng dẫn sử dụng máy phát điện và tủ ATS
Chi tiết xin liên hệ:
MÁY PHÁT NHẬP KHẨU BÌNH MINH
? Địa chỉ: Ô 6 – lô 5, cụm công nghiệp Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội
? Tel: 0929391555
? Email: caonguyendhv@gmail.com
? Website: mayphatnhapkhau.vn