Menu

Nhà phân phối chính thức máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam

korea vietnam

Tìm hiểu về quy trình thử tải máy phát điện chi tiết

Khi đưa vào bàn giao và nghiệm thu thiết bị, quy trình thử tải máy phát điện là bước kiểm tra quan trọng cuối cùng để đưa máy vào hoạt động. Nhằm đảm bảo công suất của máy có thể tải được tất cả các thiết bị điện theo yêu cầu của khách. Việc thử tải cho máy là hết sức cần thiết. Vậy thử tải máy phát điện có quy trình như thế nào? Sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ gì? Hãy xem chi tiết trong bài viết dưới đây cùng mayphatnhapkhau nhé!

Tại sao cần thực hiện thử tải máy phát điện?

Thực hiện quá trình thử tải máy phát điện giúp khách hàng nắm bắt rõ dòng công suất của máy. Đây là một phần quan trọng trong bước kiểm tra máy toàn diện mà bạn nên thực hiện nó mỗi năm 1 lần. Quy trình này có sự hỗ trợ của các thiết bị tải, nhằm đưa ra những thông số về khả năng chịu tải của máy theo từng mức độ khác nhau. Hơn nữa, kiểm tra khả năng chịu tải của máy phát điện cũng nằm trong các bước bảo dưỡng máy phát định kỳ. Dưới đây là những lý nên thực hiện quy trình này trước khi đi vào lắp đặt máy:

Đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy

Việc thử nghiệm tải của máy nhằm xác minh lại động cơ máy phát điện với dòng công suất đó phù hợp với thiết bị điện. Ngoài ra, thử tải cũng nhằm xác minh rằng máy có thể họa động và duy trì tải đủ mà không bị quá nhiệt hoặc bị ngắt máy.

Phát hiện các sự cố

Trong quá trình thử tải có thể máy sẽ phát sinh một số sự cố, vì thế máy cần thực hiện quy trình này nhằm phát hiện và đưa ra các giải pháp phù hợp cho máy. Các bạn cần thực hiện thử tải mỗi năm 1 lần bởi vì khi máy phát điện sử dụng lâu. Khả năng vận hành của máy có thể bị giảm đi theo từng năm. Đây sẽ là cách tốt nhất để giúp các bạn đưa ra những phương án sửa chữa máy sớm nhất, tránh những rủi ro tiềm ẩn khác.

Sự cố về mức tải nhẹ đối với máy phát điện chạy dầu Diesel

Máy Phát điện Chạy Dầu Tải Thấp Hoặc Không Tải Gây Hậu Quả Gì

Máy Phát điện Chạy Dầu Tải Thấp Hoặc Không Tải Gây Hậu Quả Gì?

Các dòng máy phát điện chạy bằng dầu Diesel thường phải đối mặt với các vấn đề lớn về hệ thống ống xả. Và cũng có một phần liên quan tới khả năng tải của máy. Hiện tượng này có tên tiếng anh là Wet-Stacking xảy ra khi các bạn để máy vận hành trong khoảng thời gian dài gọi là quá trình không tải. “Không tải” do bạn để máy chạy trong mức độ thấp. Kết nối quá ít thiết bị điện khiến máy luôn trong tình trạng tải ít so với định mức tối đa. Việc thực hiện quy trình thử tải máy phát điện cũng giúp các bạn phát hiện ra vấn đề này sớm hơn và có biện pháp xử lý.

Để loại bỏ hiện tượng này, các bạn nên thử tải cho máy ít nhất 2 giờ mỗi năm. Đối với các dòng máy phát mà các bạn sử dụng hơn 1 năm, chưa qua bảo dường. Các bạn nên thử tải trong nhiều giờ hơn để giảm thiểu tác động xấu đối với hệ thống ống xả khí thải máy phát.

Quy trình thử tải máy phát điện chi tiết

Quy Trình Thử Tải Máy Phát điện Chi Tiết

Quy Trình Thử Tải Máy Phát điện Chi Tiết

Khi thực hiện thử tải máy phát điện, máy phát điện sẽ được kết nối với tải giả. Trong quá trình thử nghiệm, máy sẽ tăng dần số kw theo từng bước. Mỗi lần tăng thì tải giả sẽ ghi tại các thông số quan trọng của động cơ máy. Những thông số này bao gồm: khả năng xử lý tăng áp, mức hoạt động tối đa của máy kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu…

Bộ tải giả không chỉ có công dụng trên, mà nó còn giúp máy phát hiện ra các vấn đề phát sinh khác. Nhất là với động cơ chạy dầu Diesel cần thử tải định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động. Thời gian thử tải giả này có thể kéo dài đến 8 tiếng. Thời gian càng dài thì máy vận hành càng ổn định.

Bước 1: Đảm bảo máy đầy đủ nhiên liệu

Kiểm tra lại toàn bộ nhiên liệu của máy. Đảm bảo bình nhiên liệu đầy, mức dầu đúng và đạt tiêu chuẩn. Bộ phận làm mát đầy.

Bước 2: Khởi động máy

Bắt đầu đề máy và cho máy chạy từ 10 đến 20 phút để máy đạt nhiệt độ bình thường khi hoạt động. Tiếp tục theo dõi và nghe xem khi hoạt động, máy có tiếng ồn bất thường nào hay không. Nhớ ghi chú lại nếu như máy có điều gì đó bất thường khi bắt đầu khởi động.

Bước 3: Kết nối với tải giả

Lưu ý trước khi kết nối với thử tải giả thì các bạn nên đặt máy ở nơi thông thoáng. Bắt đầu kết nối với tải, giám sát và duy trù tải trong suốt thời gian thử nghiệm. Theo dõi để tránh máy hoạt động quá nóng, lắng nghe những tiếng ồn và thông số trên tải giả.

Thời gian thử tải giả trong bao lâu phụ thuộc vào công suất của máy phát. Đối với các loại máy nhẹ có công suất nhỏ thì chỉ thử tải không qua 3 đến 4 giờ. Máy phát điện công nghiệp cỡ lớn thì hơn 8 giờ. Máy phát điện có khả năng làm mát bằng không khí hoặc nước có thể thử tải lên tới 24h…

Bước 4: Đóng tải giả (tải điện trở)

Tiến hành đóng ACB (cắt mạch tự động) để cấp điện từ máy phát ra tải trở. Đóng từng công tắc mạch tự động của tải trở để mang tải từ 0 đến 25% công suất của máy phát. Máy phát đảm bảo tải trở trong khoảng từ 10 đến 20 phút.

Tiếp tục bật từng MCB tải trở để mang tải từ 25% đến 50% công suất của máy phát. Máy phát duy trì tải trở trong khoảng từ 10 đến 30 phút. Bật từng MCB tăng dần các mức lên 25% cho đến khi tải đạt tới 100% công suất của máy.

Khi kết thúc thử nghiệm, các bạn loại bỏ tải dần dần, để máy phát điện hoạt động trong mức tải nhẹ khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Bước 5: Kiểm tra lại các ghi chú sau khi thử tải

Trong quá trình thử tải sẽ xảy ra 2 trường hợp đó là không đáp ứng hoặc đáp ứng đủ công suất:

  • Trường hợp máy không đáp ứng đủ công suất tức là máy đang chạy non tải. Điều này có thể gây ra các vấn đề như mức tiêu hao nhiên liệu cao. Nạp nhiều nhiên liệu và lượng nhiên liệu bị đốt cháy cao, ảnh hưởng tới bộ nạp và thải khí.
  • Trường hợp máy đáp ứng đủ công suất tức là máy chạy đủ tải.

Trong quá trình thử nghiệm, khi các bạn tăng dần tải lên thì hãy chú ý kỹ những lần tăng này. Hãy quan sát xem máy có kéo tải mượt mà hay không, có thải ra khí đen khi tăng tải hay không. Lưu ý kỹ từng chi tiết để đưa ra hướng xử lý nhanh nhất nhé!

Công dụng và lợi ích của việc thử tải máy phát điện

Công dụng và lợi ích của thử tải máy phát điện - mayphatnhapkhau.vn

Công dụng và lợi ích của thử tải máy phát điện – mayphatnhapkhau.vn

Thử tải máy phát điện là quá trình vận hành máy ở chế độ có tải, full tải. Điều này kiểm tra hoạt động của máy. Quy trình thử tải này có những công dụng hữu ích như sau:

  • Máy phát điện hoạt động ổn định: Quy trình này giúp kiểm tra xem máy có hoạt động với công suất định mức không. Thông số hiển thị trên máy có nằm  trong phạm vi cho phép khôn.
  • Tiết kiệm chi phí nuôi máy:  Khi thử tải và các bạn phát hiện ra máy gặp nhiều vấn đề. Lúc này sẽ đưa ra giải pháo kịp thời để tránh các sự cố hỏng máy về sau. Tiết kiệm thêm các chi phí về nhiên liệu, bảo dưỡng cho máy.
  • An toàn cho người dùng: Thử tải sẽ đảm bảo máy phát điện hoạt động đúng cách. Ổn định về mặt lâu dài. Tránh tối đa các sự cố không nên có của máy phát điện. An toàn hơn cho người sử dụng máy.

Quy trình thử tải được thực hiện định kỳ, mỗi năm 1 lần tùy thuộc vào tần suất sử dụng máy của bạn. Hơn nữa, quy trình sẽ được kỹ thuật máy có chuyên môn thực hiện. Bạn không nên tự làm nếu không hiểu rõ về quy trình này.

Trên đây là những vấn đề xoay quanh quy trình thử tải máy phát điện. Nếu các bạn cần mua máy hay cần hỗ trợ về kỹ thuật cho máy. Hãy gọi đến số Hotline của chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé!

Xem thêm: Quy trình kiểm định máy phát điện

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855  - Mr Phong : 0941 055 829