Menu

Nhà phân phối chính thức máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam

korea vietnam

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện

Để đảm bảo máy phát điện luôn hoạt động tốt, hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu và an toàn cho người sử dụng thì hệ thống máy phát điện cần được kiểm tra bảo dưỡng – bảo trì đúng quy trình thường xuyên và định kì theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Dưới đây mayphatnhapkhau.vn xin cung cấp quy trình kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện để quý khách hàng tham khảo.

quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện như thế nào

Tùy thuộc vào từng hệ thống máy phát điện khác nhau mà quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện khác nhau

Tùy thuộc vào từng hệ thống máy phát điện, tính chất và điều kiện sử dụng tại mỗi đơn vị mà bạn có thể lựa chọn thêm bớt các công đoạn kiểm tra để có được một hệ thống máy phát điện hoạt động tốt, hiệu quả và an toàn nhất.

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng – bảo trì máy phát điện

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng – bảo trì phần động cơ

  1. Kiểm tra và vệ sinh phin lọc dầu bôi trơn, thực hiện thay dầu máy phát 200 giờ/lần.
  2. Chạy thử máy phát trong điều kiện có tải và không tải.
  3. Kiểm tra thay dầu bôi trơn nếu thấy cần thiết.
  4. Kiểm tra mức dầu bôi trơn bằng thước thăm dầu.
  5. Kiểm tra rò rỉ nước làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu.
  6. Ghi thông số áp suất dầu bôi trơn và nhiệt độ nước làm mát.
  7. Kiểm tra ắc quy và bộ nạp ắc quy
  8. Kiểm tra mức nước làm mát.
  9. Kiểm tra phin lọc không khí xem có bị tắc nghẽn không.
  10. Xả nước, cặn bẩn đáy thùng nhiên liệu.
  11. Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu
  12. Kiểm tra hệ thống gió thải.
  13. Vệ sinh toàn bộ máy phát.
  14. Kiểm tra tất cả các dây đai.
  15. Kiểm tra motor khởi động.
  16. Kiểm tra và vệ sinh phin lọc
  17. Thay phin lọc nhiên liệu nếu cần thiết.
  18. Xả khí hệ thống nhiên liệu.
  19. Kiểm tra đường dầu bôi trơn cho tubor tăng áp.
  20. Kiểm tra rò rỉ của hệ thống dẫn khí.
  21. Kiểm tra khe hở xupap nếu cần thiết.
  22. Kiểm tra, vệ sinh vòi phun nếu cần thiết.
  23. Kiểm tra tình trạng làm việc của tubor.
  24. Thay phin lọc không khí.
  25. Vệ sinh hệ thống làm mát, thay nước làm mát sau 2 năm.
  26. Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ điều tốc nếu cần thiết.
  27. Siết chặt lại bu lông ốc vít
  28. Kiểm tra hệ thống bảo vệ an toàn của máy.
  29. Kiểm tra bộ giảm chấn và các khớp nối.
  30. Kiểm tra các phụ kiện của máy.

Kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng đầu phát

  1. Ghi chỉ số điện áp, dòng điện và tần số.
  2. Kiểm tra bộ kích từ
  3. Kiểm tra bộ tự động điều chỉnh áp
  4. Kiểm tra và siết chặt các chỗ nối.
quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện phải thật kĩ lưỡng

Kiểm tra đầu phát của máy phát điện thật kỹ lưỡng

Kiểm tra bảng điều khiển và các thiết bị phụ

  1. Kiểm tra các chức năng của bảng điều khiển
  2. Kiểm tra các thiết bị phụ trợ
  3. Kiểm tra mạch cấp nguồn.
  4. Kiểm tra các thiết bị đo và chỉ thị.
  5. Kiểm tra thức tự pha.
  6. Vệ sinh bảng điều khiển.
  7. Kiểm tra độ cách điện của củ phát.
  8. Sấy củ phát điện nếu cần thiết.
  9. Vệ sinh toàn bộ máy
  10. Kiểm tra bộ chuyển nguồn tự động ATS.
  11. Sơn lại các vết sơn bị bong tróc, gỉ sét trong buồng và thân máy phát.

Một số lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng – bảo trì máy phát điện

Trên đây là quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện, tuy nhiên tùy vào từng hệ thống máy phát điện mà bạn có thể thêm bớt các quy trình kiểm tra cho hợp lý, nhưng vẫn phải lưu ý:

  • Chỉ khi sự kiểm tra cho thấy máy đang ở tình trạng hoàn hảo và sẵn sàng làm việc thì mới cho khởi động máy phát điện.
  • Khi sử dụng máy phát điện “đề ” bằng không khí nén phải tuân theo: “Quy định an toàn lao động khi vận hành máy phát điện nén khí “.
  • Đối với máy phát điện công nghiệp phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện do trạm phụ trách, quy trình vận hành đường đi và quy trình kỹ thuật an toàn điện.
  • Nhật ký vận hành, sơ đồ phải được ghi chép đầy đủ.
  • Nếu là máy công nghiệp công suất lớn phải treo biển “Không nhiệm vụ cấm vào trạm” ở cửa ra vào.
  • Khi kích thích máy phát phải làm từ từ. Không được vội vàng bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay).
  • Việc tăng tải cho máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy đột ngột tăng lên làm hư hại máy.
  • Khi máy đang hoạt động cấm tuyệt đối lau chùi điều chỉnh bộ phận quay, vô dầu mỡ…, chỉ được làm việc trên khi máy đã ngừng hẳn chuyển động.

Hy vọng qua bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về quy trình kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện. Phần nào đó giúp bạn có thể tự kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện của mình hay có thể tìm ra những sự cố mà máy đang gặp phải để có phương án sửa chữa hợp lý. Mọi vấn đề thắc mắc về sản phẩm máy phát điện  bạn có thể liên hệ ngay 0982 815 855 – 0941 055 829 để được giải đáp chi tiết nhất!

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855  - Mr Phong : 0941 055 829