Menu

Nhà phân phối máy phát điện hàng đầu Việt Nam

korea vietnam

Thang tính giá điện chưa công bằng

Rate this post
Theo các chuyên gia, xu hướng tăng giá điện trong năm hay vào những năm tiếp theo là tất yếu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc tăng giá điện sinh hoạt dù chọn phương án nào cũng cần phải công khai, minh bạch, hợp lí trong cách tính. Tránh tình trạng thang tính giá điện chưa công bằng.
Đây là nhận định tại báo cáo ” Đảm bảo công bằng xã hội trong bối cảnh các ngành Điện tại Việt Nam”, do Trung tâm Phân tích và dự báo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (CAF/VASS) xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố sáng 10/1.

Thang tính giá điện chưa công bằng đối với hộ dân nghèo

Với mục tiêu hiệu quả và công bằng, từ giữa năm 2014, chính sách giá điện sinh hoạt cơ bản đã được bãi bỏ; Bắt đầu trợ cấp cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội một khoản tiền hàng tháng tương đương với 30kWh đầu tiên (với điều kiện các hộ tiêu thụ dưới 50 kWh/tháng); Tăng đáng kể mức giá điện cho 50kWh đầu. Việc điều chỉnh biểu giá bậc thang cũng làm giảm trợ cấp chéo giữa các nhóm người tiêu dùng khác nhau.

thang tính giá điện chưa công bằng

Thang tính giá điện chưa công bằng đối với các hộ dân nghèo

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc CAF, các biện pháp giảm thiểu tác động nhằm bảo trợ các nhóm thu nhập thấp trong điều kiện tăng giá điện chưa đảm bảo hiệu quả và công bằng. “6 kịch bản thang giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất vào tháng 9/2015 nhằm đơn giản hóa cơ cấu thang giá hiện tại, duy trì mức giá bán lẻ trung bình không đổi và giảm bù chéo giữa các nhóm khách hàng tiêu dùng điện, thu hẹp chênh lệch giá giữa các bậc thang và giảm thiểu thay đổi trong thang giá hiện tại. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, thang tính giá điện hiện tại và các kịch bản khác đều chưa phải là những chính sách công bằng, có lợi cho người nghèo”, ông Thắng nói.

Khảo sát thực tế tại ba địa bàn là: Hà Nội, Phú Thọ và Hậu Giang cho thấy, chính sách hỗ trợ tiền điện đang bỏ sót rất nhiều đối tượng yếu thế, bao gồm: Hộ di cư; Hộ cận nghèo; Hộ có đối tượng nhận trợ cấp xã hội nhưng không thể chứng minh sử dụng dưới 50kWh mỗi tháng; Hộ không đăng ký sử dụng điện chính thức và sử dụng rất ít điện. Đó là chưa kể mức hỗ trợ hiện nay rất thấp, đặc biệt đối với những hộ không tiếp cận điện lưới quốc gia. Mặt khác, việc trợ cấp tiền mặt không kịp thời, không đảm bảo hỗ trợ những người gặp khó khăn đúng thời điểm; Kết quả xử lý thủ công tạo gánh nặng rất lớn trong kiểm tra công việc và chi phí hành chính cũng như nguy cơ sai sót…

Đề xuất mức giá tối thiếu cho 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên

Theo các chuyên gia, xu hướng tăng giá điện trong năm 2017 và những năm tiếp theo là tất yếu do quá trình chuyển đổi sang thị trường điện bán lẻ hoàn toàn và nền kinh tế phát thải thấp. Chính vì vậy, báo cáo của CAF nêu kiến nghị: Với những hộ sử dụng điện lưới, nên bỏ điều kiện để được hỗ trợ (tiêu thụ dưới 50 kWh/tháng) và nên áp dụng thang giá điện lũy tiến. Cụ thể, duy trì giá ưu đãi cho 30 kWh đầu tiên hàng tháng, với hai lựa chọn: Định một mức giá tối thiểu cho tất cả người tiêu dùng điện và dỡ bỏ trợ cấp tiền mặt hoặc duy trì mức giá bậc thang đầu tiên hiện hành đến năm 2020 và tích hợp chương trình hỗ trợ tiền mặt hiện nay vào các chương trình hỗ trợ xã hội khác.

thang tính gia điện công bằng cho người dân

Đề xuất mức giá tối thiếu cho 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên

Như vậy, sẽ giúp đảm bảo để tất cả các hộ gia đình có thể tiêu dùng điện ở mức tối thiểu phục vụ sinh hoạt là 30kWh/tháng. Giá điện cho 70kWh/tháng tiếp theo được giữ nguyên so với thang giá hiện tại nhằm giảm thiểu tác động tới hộ nghèo. Để bù cho nguồn chi trên, EVN có thể thông qua tăng giá điện ở những bậc khác (từ 100kWh/tháng trở lên). Đối với những hộ không được dùng điện lưới, nên có chương trình trợ cấp  năng lượng ở mức đảm bảo đối tượng chính sách xã hội được tiêu dùng năng lượng thay thế tương đương với 30kWh/tháng.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất ngành Điện nên tích cực tìm kiếm, khai thác khả năng tăng quy mô sản xuất của các dạng năng lượng thay thế như điện gió và điện mặt trời. Được biết, chi phí sản xuất năng lượng mặt trời đã giảm 70% trong giai đoạn 2009-2016. Dự kiến sản xuất điện từ năng lượng tái tạo sẽ vượt qua điện từ than và khí đốt nhờ vào giá thấp. Bà Akiko Fujii, Phó giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: “Các biện pháp được đề xuất trong báo cáo về thay đổi cơ cấu giá điện và trợ cấp tiền mặt không nhằm mục đích áp đặt trách nhiệm xã hội đối với EVN, mà nhằm hỗ trợ EVN tái định hình hệ thống tính phí sử dụng điện để tối ưu hóa phúc lợi và phân bổ lại chi phí giữa người sử dụng”.

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0929391555