Hỏi – Đáp Tại sao phải thực hiện quy trình kiểm định máy phát điện?
Nguồn điện dự phòng hiện đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là nguồn điện từ máy phát điện. Đối với các khu công nghiệp hay xí nghiệp lớn thì máy phát điện trở thành một phần không thể thiếu khi nguồn điện chính xảy ra sự cố. Tuy nhiên, ở những nơi hoạt động công nghiệp với nhiều thiết bị điện. Đều phải đảm bảo các quy định nghiêm ngặt và được kiểm soát tốt nhằm hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. Vì thế máy phát điện cũng được đưa vào danh sách những thiết bị cần kiểm định trước khi đưa vào hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho các bạn về quy trình kiểm định máy phát điện chi tiết nhất.
Tìm hiểu về quy trình kiểm định máy phát điện
Các dòng máy phát điện hiện nay có công suất từ 2kw lên tới hơn 1000kva. Công suất lớn kèm theo tải cao, hỗ trợ tốt cho các thiết bị điện. Kiểm định nhằm đảm bảo an toàn và đảm bảo rằng máy hoạt động trơn tru mượt mà, không có bất kỳ hỏng hóc hay sự cố nào. Theo quy định hiện nay, đơn vị vận hành máy phát điện cần phải kiểm định máy định kỳ 3 năm 1 lần.
Kiểm định máy phát điện là gì?
Kiểm định máy phát điện là quy trình kiểm tra và đánh giá toàn diện về hoạt động, hiệu suất, an toàn và tuân thủ quy định của máy. Mục tiêu chính của quy trình này là đảm bảo rằng máy phát điện hoạt động ổn định. Trong trường hợp kiểm định xong thấy lỗi phát sinh, phát hiện kịp thời để sửa chữa và hạn chế những rủi ro không đáng có.
Quy trình kiểm định máy phát điện
Máy phát điện là một trong số thiết bị thuộc danh sách cần kiểm định của nhà nước. Hiện nay, quy trình kiểm định máy bao gồm một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra các thông số bên ngoài và thiết kế máy
- Kiểm tra các giấy tờ về máy như giấy CO CQ, các giấy tờ liên quan đến nhà sản xuất hay nhà cung cấp máy.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt máy: Lắp ngoài trời hay có phòng đặt máy sẵn.
- Thông số máy phát điện có đúng như trên giấy tờ?
- Kiểm tra bảng điều khiển của máy.
- Kiểm tra các vấn đề khác liên quan tới an toàn về điện.
- Xem lại bình nhiên liệu, bộ phận xả khí thải hay bộ phận tiêu âm được lắp đặt thêm cho phòng đặt máy phát điện.
Bước 2: Điện trở cách điện
Đo điện trở cách điện mục đích để kiểm tra khả năng cách điện giữa các dây dẫn hoặc linh kiện trong một hệ thống điện. Đảm bảo trong quá trình vận hành máy, không bị rò rỉ điện và an toàn cho những người xung quanh.
Các thông số cần đo điện trở cách điện là: độ ồn, độ rung, ánh sáng và nhiệt độ,… Kiểm tra điện áp giữa các dây dẫn hoặc các linh kiện đi kèm. So sánh kết quả với tiêu chuẩn an toàn được đưa ra.
Bước 3: Kiểm tra đo đạc điện trở cuộn dây
Sử dụng máy đo điện trở là ohmmeter, điện trở cần phải được thực hiện chính xác và an toàn. Trong trường hợp đo điện trở của các cuộn dây có giá trị điện trở thấp. Cần đảm bảo rằng nguồn điện đã được tắt hoặc ngắt kết nối trước khi thực hiện đo.
Bước 4: Kiểm tra độ bền của điện môi
Đây là quá trình đánh giá khả năng cách điện của máy phát điện đối với các vật liệu tại môi trường sử dụng máy. Điều này liên quan đến việc xác định mức điện áp mà vật liệu cách điện có thể chịu đựng trước khi xảy ra sự đứt gãy hoặc sự rò rỉ dòng điện qua nó.
Xem thêm:
Tìm hiểu về củ đề máy phát điện
Ống khói máy phát điện là gì? Cách lắp đặt
Tại sao cần phải kiểm định máy phát điện?
Khi đưa máy phát vào hoạt động, thì vấn đề kiểm định máy là vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo máy hoạt động đúng cách. Và giữ an toàn cho người sử dụng máy, dưới đây là những lý do tại sao cần phải kiểm định máy 3 năm 1 lần:
- Đảm bảo an toàn: Máy phát điện thường được sử dụng trong các môi trường như bệnh viện, trạm điện, trung tâm dữ liệu và nhiều ứng dụng khác. Việc kiểm định giúp đảm bảo rằng máy hoạt động an toàn, không gây ra sự cố nguy hiểm cho người và tài sản.
- Nguồn cấp điện chất lượng : Máy phát cũng là nguồn cung cấp điện dự phòng quan trọng. Việc kiểm định đảm bảo rằng máy có khả năng hoạt động tốt ngay khi nguồn điện chính gặp sự cố hoặc gián đoạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ứng dụng yêu cầu nguồn điện liên tục như nhà máy hay dây chuyển sản xuất.
- Phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn: Quy trình kiểm định thường bao gồm kiểm tra chi tiết từ các thành phần của máy phát điện như động cơ, hệ thống điện, hệ thống làm mát và nhiên liệu, lớp cách điện, dây nối,… Giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn hoặc hỏng hóc nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Từ đó làm giảm thiểu nguy cơ phát sinh sự cố đột ngột và thời gian ngừng hoạt động.
- Theo dõi hiệu suất: Kiểm định giúp đánh giá hiệu suất của máy phát điện trong điều kiện thực tế. Nếu máy hoạt động không hiệu quả. Dẫn đến vấn đề tiêu thụ nhiên liệu không cần thiết. Gây tổn hại đến môi trường. Quá trình kiểm định sẽ giúp xác định các vấn đề về hiệu suất. Và cho phép thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.