Máy phát điện từ vớ và nước tiểu
Có rất nhiều điều trong cuộc sống hiện tại mà chúng ta không khỏi ngờ tới. Ví dụ như phát minh mới nhất gần đây do giáo sư chuyên ngành robot Loannis Leropouloss và các cộng sự tại Trường đại học Vương quốc Anh – West of England sáng chế máy phát điện từ vớ và nước tiểu. Có thể biến đổi chất thải của cơ thể người do vận động tạo ra trở thành điện năng với sự giúp sức của các vi sinh.
Bất ngờ với phát minh máy phát điện từ vớ và nước tiểu từ giáo sư ngành robot Loannis Leropoulos gây xôn xao dư luận
Đây là một mô hình phát điện mini tốt mà theo như trang New Scientists đưa tin thì :“Khi di chuyển cơ thể với đôi chân mang tất chuyên dụng cùng với lớp ngoài bằng sợi cacbon, lực tạo ra trong cơ thể sẽ ép ra một lượng nước tiểu nhất định (khoảng 648 MI- millilit) lưu thông qua các đường dẫn ống tích hợp dẫn về phía của các tế bào năng lượng vi sinh (MFCs), nơi đây vi khuẩn sẽ dần hấp thụ chất dinh dưỡng và sau đó tạo điện năng”.
Sử dụng các tế bào năng lượng vi sinh để tạo ra điện năng nó giống máy phát điện không phải là một ý tưởng mới, nhưng xem ra với phát minh lần này, Leropoulos và tất cả cộng sự đã đưa một sản phẩm tuyệt vời dựa vào chất thải của con người đang ngày càng tiến gần hơn tới thị trường.
Thêm một bất ngờ mới nữa mà không ai có thể ngờ tới được. Trước kia vị giáo sư nổi tiếng này khiến thị trường rất sửng sốt với các phát minh của mình sử dụng nguồn năng lượng từ nước tiểu để hỗ trợ điện thoại di động, các thiết bị chuyển phát trên giấy, hay “quả tim” rô bot thiết kế từ các máy in 3D.
Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới vẫn cần phải dựa vào một nguồn điện năng phải thực sự độc lập để luôn duy trì hệ thống truyền dẫn với nước tiểu, để các vi sinh xử lý, số nước tiểu này.
Ý tưởng sử dụng đôi chân con người để sinh điện trên thực tế lại là bắt nguồn từ cá khi loài động vật này vốn có một hệ tuần hoàn khép kín khi mà mỗi lần bơm, tim sẽ đẩy máu vào các vòng tuần hoàn khép kín đơn.
Thay vì ta sử dụng các quá trìnhco của cơ, đôi tất đã được thiết kế chuyên dụng và sẽ dùng lực ép của gót chân với mục đích để đẩy nước tiểu sao cho tới đúng với 24 tế bào năng lượng vi sinh (MFC) linh hoạt và nhanh riêng biệt được đặt ở các điểm khác nhau xung quanh tất.
Cách của giáo sư đã được ví giống như cơ của các loài cá cần tới sự lưu thông của máu, tế bào để cung cấp oxy , các vi sinh ở trong hệ thống tế bào năng lượng, cần tới nước tiểu, để được lưu chuyển trao đổi thường xuyên hơn nhằm đảm bảo nguồn cung dinh dưỡng.
Tuy nhiên sáng chế của Leropoulous còn nhiều “hạn chế” về nguồng lượng điện năng phát ra, nhưng đó lại là ưu điểm lớn khi trong những trường hợp xảy ra khẩn cấp, thậm chí chúng còn quyết định sự sống còn.
Xem thêm: