Menu

Nhà phân phối chính thức máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam

korea vietnam

Hướng dẫn cách quấn máy phát điện 1 pha chi tiết

Máy phát điện xoay chiều một pha được nhiều hộ gia đình sử dụng để cung cấp điện cho thiết bị trong nhà. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xảy ra sự cố cháy dây quấn roto, buộc phải sửa chữa. Và nếu bạn muốn tự sửa máy tại nhà thì dưới đây là hướng dẫn cách quấn máy phát điện 1 pha chi tiết.

Tìm hiểu chung về máy phát điện 1 pha

Máy phát điện 1 pha là dòng máy tạo ra dòng điện 1 pha (Dòng điện có 2 cực: cực dương và cực âm di chuyển theo 1 chiều nhất định). Máy phát điện 1 pha hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi một cuộn dây dẫn điện quay trong từ trường sản sinh ra một suất điện động cảm ứng có trong cuộn dây.

Về nguyên lý hoạt động cơ bản của dòng máy này đó là khi động cơ quay. Làm cho cuộn dây roto quay sản sinh ra suất điện động, suất điện động này sẽ giúp tạo ra dòng điện. Các dòng máy một chiều này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như dân dụng, công nghiệp,…

Xác định cách quấn máy phát điện 1 pha qua thông tin của nhà sản xuất

Dựa vào thông số được cung cấp trên thân máy hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng, bạn hãy liệt kê các thông tin như sau:

  • Công suất P của máy
  • Tốc độ n, từ đó suy ra số đôi cực từ của rotor 2p
  • Hiệu điện thế (điện áp) U
  • Dòng điện I
  • Kiểu đấu tương ứng với U nguồn
  • Tần số f
  • Cấp cách điện
  • Hiệu suất và hệ số công suất của máy
Thông số ví dụ của máy phát điện Hyundai DHY600LE

Thông số ví dụ của máy phát điện Hyundai DHY6000LE

Từ những thông tin này, để tính toán ra các thông tin của:

  • Số rãnh q
  • Số đôi cực, bước cực
  • Số vòng dây, bước quấn dây Y
  • Đường kính dây quấn
  • Kiểu quấn: dây quấn đồng tâm hay dây quấn đồng khuôn
  • Sơ đồ dây quấn

Chuẩn bị công cụ và vật liệu trước khi quấn

Để quấn máy phát điện 1 chiều, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết trước khi quấn. Các dụng cụ cần dùng như: Kềm cắt dây, kềm bấm và kềm tuốt dây, các dụng cụ đo lường để xác định độ dài dây. Ngoài ra, các bạn cũng cần những dụng cụ làm sạch để loại bỏ các bụi bẩn và chất dẫn điện trước khi quấn.

Một số vật liệu cần thiết là dây đồng, keo dán, dầu cách điện,… Chọn loại dây phù hợp với máy phát điện. Đảm bảo chất lượng tốt và đủ độ dẫn điện. Dây đồng là vật liệu chính, không thể thiếu để quấn dây. Dây đồng được chia làm 2 loại chính là dây cứng hoặc dây mềm. Trong đó dây đồng cứng dùng để cuốn cuộn dây kích từ, dây đồng mềm dùng để cuốn cuộn dây rotor.

Cách quấn dây máy phát điện 1 pha

Cách quấn máy theo kiểu dây quấn đồng tâm

Có 3 kiểu quấn đồng tâm: Quấn đồng tâm 1 mặt phẳng, quấn đồng tâm 2 mặt phẳng và quấn đồng tâm 3 mặt phẳng

  • Dây quấn đồng tâm 1 mặt phẳng là kiểu quấn dây các vòng dây trong một bối có kích thước nhỏ dần. Các vòng dây trong cùng 1 bối được đặt cùng tâm với nhau. Hai bối liên tiếp trong cùng 1 tổ sẽ có bước quấn cách nhau 2 rãnh.
  • Nếu quấn dây đồng tâm 2 mặt phẳng, bạn cần đảm bảo các cạnh bối dây liên kết với nhau theo cùng 1 chiều để tạo thành tổ bối, số tổ bối sẽ bằng với số đôi cực từ (2p).
  • Trong trường hợp quấn dây đồng tâm 3 mặt phẳng, các cạnh bối dây trong cùng bước cực được chia làm 2 phần. Một liên kết với các cạnh nằm trong các cực từ kế bên phải, một liên kết với cạnh kế bên trái. Lúc này số tổ bối sẽ bằng số cực từ (p).
Cách quấn dây máy phát điện kiểu đồng tâm

Cách quấn dây máy phát điện kiểu đồng tâm

Cách quấn máy theo kiểu dây quấn đồng khuôn

Chúng ta cũng có 3 kiểu quấn đồng khuôn.

  • Dây quấn đồng khuôn là kiểu quấn mà các bối dây trong 1 tổ có chung kích thước khuôn. Cách quấn này còn được gọi là quấn dây xếp. Khi quấn theo khuôn phải đảm bảo các cạnh của 2 bối dây liên tiếp trong tổ đặt cách nhau 1 rãnh theo cùng chiều sơ đồ (cùng tiến hoặc cùng lùi).
  • Dây quấn móc xích là kiểu quấn các cạnh bối dây trong một bước cực đặt xen kẽ, liên kết các cạnh liền kề bên trái và bên phải trong cùng bước cực đó để kết thành 2 tổ bối. Ở kiểu quấn này, số tổ bối bằng số cực.
  • Kiểu dây quấn xếp kép có 2 cạnh của 2 bối dây khác nhau trong cùng 1 rãnh. Để liên kết, cạnh trên của bước cực này sẽ liên kết với cạnh dưới của bước cực liền kề. Số bối của kiểu xếp kép cũng bằng số cực từ của nam châm.

Kiểm tra sau khi quấn dây

Trước khi thử điện, bạn cần kiểm tra kĩ một số vấn đề có thể phát sinh như sau:

  • Cuộn dây bị nứt, hở hoặc chạm mát
  • Lớp dây của cuộn trên và cuộn dưới trong trong cùng rãnh hoặc 2 cuộn kế nhau có bị chập mạch hay không
  • Nối sai trình tự các sợi dây. 

Khi đã kiểm tra tất cả các vấn đề trên và thấy an toàn, bạn có thể chạy thử máy phát điện.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện quá trình quấn

Quá trình quấn dây máy phát điện 1 chiều rất phức tạp. Đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật và có kinh nghiệm. Để đảm bảo quá trình quấn máy phát điện 1 chiều thành công, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn đúng loại dây đồng: Dây đồng là vật liệu quan trọng nhất để tiến hành Quấn. Vì thế các bạn cần chọn loại dây đồng thực sự tốt và phù hợp với máy.
  • Quấn dây đúng chiều dẫn điện: chiều dẫn điện đúng thì máy phát điện mới hoạt động. Vì vậy khi quấn các bạn cần xác định đúng chiều dẫn điện.
  • Quấn dây chắc chắn: Đảm bảo trong quá trình quấn dây. Các bạn quấn chắc tay, tránh quấn lỏng lẻo có thể gây hiện tượng chập cháy khi máy hoạt động.

Trong bài trên, chúng tôi đã hướng dẫn cách để bạn có thể tự quấn dây máy phát điện 1 pha khi máy bị hỏng hóc. Tuy nhiên so với các thao tác khác, quấn lại dây rotor đòi hỏi kĩ thuật và tay nghề của người sửa chữa chuyên nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp cần, bạn hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh để được hướng dẫn, giúp đỡ sửa chữa.

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855  - Mr Phong : 0941 055 829