Vận hành và bảo dưỡng máy phát điện như thế nào?
Để máy hoạt động một cách tốt nhất có thể thì người sử dụng cần phải biết cách vận hành và bảo dưỡng máy phát điện định kỳ thường xuyên. Vậy cách vận hành và bảo dưỡng máy phát điện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé!
Chuẩn bị vận hành máy phát điện
- Đổ nhiên liệu (dầu DIEZEL): 250 lít
- Đổ nước làm mát: nước sạch (không bị nhiễm mặn), có pha dung dịch chống sôi. 72 lít
- Đổ dầu nhớt bôi trơn dùng cho động cơ diezel (loại dầu thường dùng ở nước ta: SAE 20W-50 hoặc 15W-40): 18 lít
- Kiểm tra tình trạng chung: Bằng mắt, quan sát tổng thể toàn bộ máy phát điện (xem có điều vấn đề bất thường hay không) Ví dụ: kiểm tra đã kết nối dây cáp điện ra tải đã chắc chắn chưa? Đã kết nối ắc quy chưa? Có để quên đồ dùng ở trong máy không?
Khởi động và vận hành máy phát điện
Đối với máy phát điện không sử dụng tủ ATS
Trước khi khởi động
- Kiểm tra dầu diesel, nhớt bôi trơn động cơ, nước làm mát nếu thiếu phải bổ xung
- Kiểm tra: điện áp, tần số, dòng điện, các đồng hồ đo (áp suất nhớt, nhiệt độ nước làm mát: kim chỉ nằm trong khoảng màu xanh là bình thường) khi máy hoạt động.
Khởi động máy
- Bật và xoay chìa khóa từ “OFF” sang “ON”, ấn và giữ nút khởi động sau khoảng 15 giây (thời gian sấy nóng không khí) máy sẽ tự khởi động. Muốn dừng máy ấn và giữ nút dừng khi nào đèn sáng, sau 2phút¬- 3phút (thời gian chạy làm mát máy) sẽ tắt máy.
- Sau khi máy chạy kiểm tra (Điện áp, tần số, dòng điện), kết nối phụ tải.
- Khi có lỗi nghiêm trọng sảy ra, ấn dừng khẩn cấp (chỉ sử dụng khi có sự cố).
Đối với máy phát điện có sử dụng tủ ATS
Trước khi khởi động
Khởi động máy
- Luôn để chìa khóa ở chế độ “ON”
- Khi mất điện lưới thì sau một khoảng thời gian 15 giây thì máy tự khởi động.
- Khi có điện lưới trở lại thì sau khoảng thời gian 120 giây máy tự động dừng.
Bảo dưỡng máy phát điện
- 50 – 100 giờ đầu tiên (hoặc 3 tháng đầu): thay thế dầu động cơ và lọc dầu, thay lọc nhiên liệu, nước làm mát.
- Sau mỗi 200 giờ (hoặc1 năm): thay thế lọc dầu, lọc nhiên liệu, thay nước làm mát
- Sau 400 giờ: thay thế lọc gió.
Lỗi khi vận hành và hệ thống cảnh báo lỗi
1. Lỗi “AIR”(E dầu).
Trong quá trình vận hành không tránh khỏi những lỗi kỹ thuật,trong đấy lý do khách quan có thể do quá trình vận hành. “AIR” là lỗi cơ bản và hay gặp khi vận hành. Hiện tượng “AIR” xảy ra khi hết nhiên liệu vì vậy trong quá trình sử dụng phải kiểm tra bổ xung nhiên liệu thường xuyên.
Cách khắc phục khi xảy ra: Nới lỏng ốc xả “AIR” đồng thời ấn bơm tay đến khi toàn bộ lượng bọt khí trong dầu được xả ra. Kết thúc quá trình xiết chặt ốc đồng thời bơm dầu.
2. Hệ thống cảnh báo lỗi trên bảng điều khiển sẽ cảnh báo khi có sự cố về máy.
Các phím chức năng và sử dụng bẳng điều khiển máy phát điện:
- Start‐up: Khởi động động cơ máy phát.
- Stop: Dừng động cơ.
- Reset: Xóa thông báo lỗi và báo động lỗi.
- Horn reset: Tắt còi báo lỗi
- Mode left Thay đổi các chế độ của máy phát điện chiều trái ( MEASUREMENT-AUTO – MAN – OFF)
- Mode right: Thay đổi các chế độ của máy phát chiều phải (OFF‐MAN‐AUTO‐MEASUREMENT)
- Bật tắt nguồn máy phát bằng tay
- Đèn báo lỗi máy phát: khi đèn LED nháy đỏ thì máy phát báo đang có lỗi. Sau khi nhấn nút reset lỗi (Nút số 3) sẽ có 2 trường hợp:
– Đèn vẫn sáng và báo động vẫn còn: Máy phát còn bị lỗi– Đèn tắt và không còn báo động: Máy phát bình thường
- Đèn báo điện áp máy phát: Đèn LED xanh bật nếu có điện áp ra và không quá giới hạn.
- Connect generator set power present: Đèn LED sáng xanh nếu câu dao máy phát bật (cho sử dụng phụ tải), nếu không đèn LED sẽ nháy.
- Page: chuyển trang hiển thị các lựa chọn để tùy chỉnh.
- Up: chọn lên các mục muốn tùy chỉnh hoặc tăng giá trị của từng mục được chọn
- Down: chọn xuống các mục muốn tùy chỉnh hoặc giảm giá trị của từng mục được chọn
- Enter: xác nhận giá trị thay đổi.
- Màn hiển thị