Top 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam tính đến năm 2024 có thể bạn chưa biết
Việt Nam, với hệ thống sông ngòi phong phú, đã khai thác và xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn nhất trong khu vực. Cùng điểm qua 10 nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta, từng một công trình đều góp phần quan trọng vào nguồn cung cấp điện năng bền vững và ổn định cho đất nước. Hãy cùng Máy phát nhập khẩu Bình Minh khám phá qua bài viết sau.
Thủy điện Sơn La công suất lắp máy 2.400 MW
Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông Đà , thuộc địa phận các huyện Mai Sơn và Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Đây là đập thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dự án bắt đầu xây dựng từ năm 2005 và hoàn thành vào năm 2012, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta, có tổng công suất lắp máy 2.400 MW với 6 tổ máy và tổng sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 9,456 tỷ kWh. Dự án này không chỉ cung cấp điện cho vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho toàn quốc.
Không chỉ lớn nhất Việt Nam, công trình thủy điện Sơn La cũng trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1m, dài 961,6m; chiều rộng đáy đập 105m, chiều rộng đỉnh 10 m; diện tích hồ chứa lên tới 224km2. Theo wikipedia, Thủy điện Sơn La có 6 tổ máy với tổng công suất 2400MW, mỗi tổ chiếm 400MW. Sản lượng điện trung bình mỗi năm mà nhà máy thủy điện Sơn La cung cấp đó là 10,2 tỉ KWh.
Nhà máy thủy điện Sơn La được xem là một biểu tượng của sự phát triển và thành công trong ngành điện lực tại Việt Nam, đồng thời là một minh chứng cho sự hợp tác quốc tế và công nghệ tiên tiến trong xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.
Thủy điện Hòa Bình công suất lắp máy 1920MW
Đứng thứ 2 trong danh sách nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình với tổng công suất là 1920MW. Cũng trực thuộc sông Đà, nhà máy được xây dựng vào năm 1994 thuộc tỉnh Hòa Bình. Với dòng công suất trên, nhà máy xây dựng với 8 tổ máy, mỗi máy có công suất là 1920MW. Đóng góp cho sản lượng điện hàng năm tại Việt Nam là 8,16 tỷ KWh, chiểm 15% tổng sản lượng.
Ngoài ra, đập thủy điện Hòa Bình cũng là một địa điểm di lịch lớn. Góp phần phát triển nền kinh tế xã hội tại khu vực miền Bắc.
Thủy điện Lai Châu công suất lắp máy 1200MW
Cũng là một trong những công trình thủy điện trọng điểm tại Việt Nam. Nhà máy thủy điện Lai châu thuộc thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu được xây dựng trên sông Đà. Nhà máy bao gồm 3 tổ máy với tổng công suất 1200MW, mỗi tổ máy 400MW. Diện tích hồ chứa nước của đập thủy điện Lai Châu lên đến 160km2.
Nhà máy này được xây dựng ở bậc trên của nhà máy Sơn La với tổng mức đầu tư hơn 35700 tỷ đồng. Nhà máy hiện đang cung cấp sản lượng điện là 4,67 tỉ KWh mỗi năm. Hơn nữa, công trình này còn tạo cơ hội phát triển – kinh tế xã hội ở 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Thủy điện Ialy công suất lắp máy 720MW
Nằm trên sông Sê San thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Thủy điện Ialy được khởi công xây dựng vào năm 1993 và khánh thành năm 2003. Nhà máy có công suất là 720MW, hoạt động với 4 tổ máy. Đập thủy điện này có diện tích hồ chứa là 64,5 km2. Công trình xây dựng 6 cửa tràn xả lũ, sử dụng van cung.
Thủy điện Ialy cung cấp 3,65 tỉ KWh mỗi năm. Đóng góp 5% điện năng cho hệ thống điện lưới nước nhà.
Thủy điện Huội Quảng công suất lắp máy 520MW
Một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam chính là thủy điện Huội Quảng, đây là công trình lớn thứ 5 sau các công trình kể trên. Cũng là công trình đầu tiên do người Việt tự thiết kế và quản lý quá trình thi công. Nhà máy được thi công tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Công suất lắp đặt của nhà máy là 520MW trong đó bao gồm 2 tổ máy.
Nhà máy sử dụng công trình ngầm với các thiết bị được đặt sâu trong lòng núi. Đập thủy điện Huội Quảng cung cấp 1904 triệu KWh sản lượng điện mỗi năm.
Xem thêm: Top 10 nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam
Thủy điện Bản Vẽ công suất lắp máy 320MW
Thủy điện Bản Vẽ là một trong 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam nằm tại xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Công trình này đã được khởi công vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Với diện tích lưu vực hồ chứa rộng lớn lên đến 8.700 km², thủy điện Bản Vẽ có công suất lắp máy thiết kế là 320 MW, đây là một trong những thủy điện có công suất lớn nhất trong khu vực bắc miền Trung và tỉnh Nghệ An.
Thủy điện Bản Vẽ không chỉ cung cấp nguồn điện quan trọng cho khu vực, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn và chống lũ cho vùng hạ lưu sông Cả. Công trình này cũng góp phần cung cấp một lượng điện nhất định cho nước bạn Lào.
Thủy điện Bản Chát công suất lắp máy 300MW
Tiếp theo chúng ta cùng đến với. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam, đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên nước. Với sản lượng điện hàng năm lên tới 1.158 triệu KWh, thủy điện Bản Chát đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng của khu vực và đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.
Thủy điện Bản Chát được xây dựng trên dòng Nậm Mu, tại bản Chát, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Với công suất lắp máy 220 MW, thủy điện Bản Chát là một nguồn năng lượng quan trọng đóng góp vào việc cung cấp điện cho khu vực này và cả nước. Công trình đã được khởi công vào tháng 1/2006 và hoàn thành vào tháng 12/2015.
Thủy điện Sông Hinh công suất lắp máy 280MW
Nhắc tới top 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam không thể không kể đến thủy điện Sông Hinh. Đây là một công trình thủy điện tọa lạc trên dòng sông Hinh, tại xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 2001, thủy điện Sông Hinh có công suất 70 MW và bao gồm 2 tổ máy. Mỗi năm, thủy điện này sản xuất khoảng 370 triệu KWh điện.
Hồ chứa nước của thủy điện Sông Hinh có mực nước dâng bình thường là 209 m, mực nước chết là 196 m, và tổng dung tích hồ chứa là 357 triệu m³. Công trình này được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách, với khả năng xả lũ cao nhất lên đến 6.952 m³/giây.
Thủy điện Đa Nhim công suất lắp máy 240MW
Nhà máy thủy điện Đa Nhim là một trong những đập thủy điện lớn nhất Việt Nam được xây dựng trên sông Đa Nhim tại vùng đất thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và xã Lâm Sơn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận.
Nhà máy này có công suất lắp máy ban đầu là 160 MW với 4 tổ máy và đã hoạt động từ tháng 12 năm 1964. Năm 1996, nhà máy đã được cải tạo và nâng công suất lắp máy lên 240 MW. Hiện nay, nhà máy thủy điện Đa Nhim cung cấp khoảng 99 triệu kWh điện hàng năm.
Thủy điện Thác Nơ công suất lắp máy 220MW
Nằm cuối trong danh sách 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam chính là thủy điện Thác Mơ. Công trình này được xây dựng trên sông Bé, nằm ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Nhà máy này được khởi công xây dựng vào ngày 20/11/1991 và hoàn thành vào ngày 30/4/1995, với công suất lắp máy ban đầu là 150 MW và 2 tổ máy. Sau đó, vào ngày 11/7/2017, nhà máy đã mở rộng và tăng thêm 1 tổ máy với công suất 75 MW, nâng tổng công suất lên 225 MW. Nhà máy Thác Mơ cung cấp điện năng và nước cho vùng lân cận và cũng giúp kiểm soát lũ ở hạ lưu.
Trên đây là danh sách những nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta mà Máy phát nhập khẩu Bình Minh đã tổng hợp lại theo số liệu mới nhất và gửi đến quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua máy phát điện, vui lòng liên hệ hotline 0982 815 855, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.