Menu

Nhà phân phối chính thức máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam

korea vietnam

Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng tái tạo và ứng dụng

Trong cuộc cách mạng về năng lượng toàn cầu, tất cả mọi người hiện nay đều hướng về dạng năng lượng tái tạo. Dạng năng lượng sạch này đóng vai trò cực quan trọng làm giảm thiểu biến đổi khí hậu và những vấn đề liên quan tới môi trường. Như các bạn đã biết, hiện nay để sử dụng điện, nước, xăng, dầu,… thì chúng ta thường chuyển hóa từ các nhiên liệu đang được khai thác như đá, dầu, khoáng sản,… Tuy nhiên, mỗi năm đều có thông báo rằng các khoảng sản thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Và một ngày nào đó chúng ta sẽ phải làm quen với năng lượng sạch. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem năng lượng tái tạo là gì? Ưu nhược điểm và các dạng năng lượng tái tạo hiện đang được phát triển tại Việt Nam.

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Năng Lượng Tái Tạo

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Năng Lượng Tái Tạo

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo thuộc dạng năng lược sạch hoặc năng lượng tái sinh. Được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tự nhiên và không giới hạn, tái tạo sau mỗi chu kỳ sử dụng. Các nguồn này sẽ từ gió, ánh sáng mặt trời, nước mưa,… Đây là một sự thay đổi lớn so với việc sử dụng năng lượng truyền thống, năng lượng tái sinh tận dụng tài khuyên và không gây hại cho môi trường.

Ưu điểm của năng lượng tái tạo

Năng lượng tái sinh là một phần quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp toàn cầu. Nghe đến hai từ tái tạo hay tái sinh, hẳn các bạn sẽ nghĩ rằng năng lượng này có rất nhiều ưu điểm. Chúng tôi sẽ cùng bạn kiểm chứng xem nguồn năng lượng này sẽ mang lại những ưu điểm nổi bật như thế nào:

  • Sạch và thân thiện: Một trong những lời ích lớn nhất mà năng lượng này đem lại đó là nó giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính. Giảm các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Đặc biệt hơn, năng lượng tái sinh không tạo khí thải ra ngoài môi trường như các nhà máy nhiệt điện,…
  • Tài nguyên tái tạo: Tại sao lại gọi là năng lượng “tái tạo”. Bởi vì đây là loại năng lượng có thể phục hồi và không có giới hạn. Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng lâu dài mà không lo bị khan hiếm.
  • Tiết kiệm và giảm chi phí: Vì là nguồn tài nguyên tái sinh và vô tận. Chi phí liên quan đến nhiên liệu đều được miễn phí.
  • Đa dạng nguồn cấp năng lượng: Thay vì sử dụng những năng lượng từ khoáng sản truyền thống. Bay giờ chúng ta có thể sử dụng và khai thác từ mưa, gió, nước, ánh sáng,… Hạn chế những nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong tương lai.

Nhược điểm

Mỗi dạng năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng. Không có năng lượng nào là hoàn hảo 100%. Vì thế theo dõi thêm nhược điểm cần biết về năng lượng tái sinh:

  • Sự biến đổi của thời tiết: Tuy chúng tôi đã nói rằng năng lượng tái sinh là vô tận. Những nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết. Năng lượng mặt trời, gió, mưa không phải lúc nào cũng có sẵn. Vì vậy, phải có thêm hệ thống lưu trữ năng lượng để bổ sung nhằm đảm bảo nguồn cấp liên tục mà không bị gián đoạn.
  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Để dựng lên một hệ thống năng lượng tái tạo như các trạm năng lượng mặt trời, trạm năng lượng gió. Điều này cần rất nhiều chi phí đầu tư, từ thiết bị cho tới hệ thống lưu trữ năng lượng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu này sẽ vơi dần theo thời gian.
  • Những vấn đề về vị trí sử dụng: Khả năng sử dụng năng lượng sạch sẽ hạn chế hơn. Ví dụ, năng lượng biogas khó có thể sử dụng tại những khu vực đô thị nhỏ.
  • Hệ thống lưu trữ năng lượng: Vấn đề về việc lưu trữ năng lượng sạch vẫn đang là một thách thức lớn. Công nghệ hiện nay vẫn chưa được phát triển nhiều để có thể lưu trữ tối đa.
  • Khó khăn trong việc truyền tải: Việc xây dựng những trạm năng lượng sạch cũng rất khó khăn. Khi mà phải kết nối với nhiều khu vực sử dụng cùng lúc. Hoặc kết nối tới những khu vực vùng núi xa xôi.
Kết luận

Ngoài những ưu điểm trên, thì năng lượng này cũng đem lại khá nhiều nhược điểm và sự bất tiện do công nghệ kỹ thuật hiện nay chưa phát triển nhiều. Dẫn tới những vẫn đề liên quan tới chi phí đầu tư, thiếu hụt năng lượng do thời tiết và khó lưu trữ. Bài toán này sẽ còn phải giải quyết rất lâu trong tương lai.

Năng lượng tái tạo có những dạng nào?

Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Do điều kiện thời tiết khí hậu tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nguồn năng lượng tự nhiên là gió, ánh sáng mặt trời, mưa rất dôi dào. Cùng chúng tôi điểm qua những nguồn năng lượng sạch chính tại Việt Nam:

Năng lượng mặt trời

Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời

Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào giúp tạo ra điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời này sử dụng các tấm pin năng lượng để thu thập ánh sáng mặt trời. Biến nó thành điện năng cung cấp điện cho gia đình. Thay vì sử dụng điện truyền thống và gánh thêm chi phí về hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Pin năng lượng mặt trời có thể ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp như hệ thống tưới tiêu tự động, hệ thống nuôi trồng,… Năng lượng này cũng có ích cho hệ thống sưởi ấm và các loại sạc điện thông minh như sạc xe máy điện, ô tô điện.

Năng lượng gió

Năng lượng gió

Năng lượng gió

Việt Nam hiện nay có rất nhiều trạm năng lượng gió tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Lạc Hòa,… Sản lượng điện tạo ra từ gió được sản xuất hàng năm lên tới hàng trăm triệu KWh. Việc sử dụng Tuabin tạo ra điện từ gió đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Hệ thống này dùng các cánh quạt để tạo năng lượng từ dòng gió.

Thủy điện gió lại khác so với cách hoạt động của điện gió thông thường. Thủy điện gió mượn sức gió để giúp nước chảy qua các đập và tạo ra điện.

Đập thủy điện

Các bạn đã biết tại Việt Nam có rất nhiều đập thủy điện lớn như: nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu,… Những nhà máy này đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp điện trên toàn quốc. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết những quốc gia trên thế giới đều sử dụng nguồn năng lượng này để tạo ra điện năng.

Thủy điện hoạt động nhờ sức nước và dòng chảy, các dòng chảy sẽ có tốc độ chảy siết khác nhanh để làm quay tuabin máy phát điện.

Xem thêm: Top 3 nhà máy thủy điện lớn tại Việt Nam

Năng lượng sinh học

Năng lương sinh học này được sản xuất chủ yếu tại vùng nông thôn với nguồn nhiên liệu đến từ phân gia súc khô hoặc đến từ các loại thực vật. Quá trình chuyển đổi của năng lượng sinh học liên quan tới việc biến đổi các tài nguyên hữu cơ thành nhiên liệu. Có rất nhiều cách để sản xuất ra loại năng lượng này.

Ví dụ các nhiên liệu sẽ thông qua chuyển đổi sinh khối thành các chất chứa năng lượng. Nó sẽ tạo ra các dạng năng lượng như rắn, lỏng hoặc khí. Một số những ứng dụng của năng lượng này đó là tạo ra rượu từ ethanol, diesel sinh học,…

Năng lượng địa nhiệt

Năng Lượng địa Nhiệt Từ Lõi Trái đất

Năng Lượng địa Nhiệt Từ Lõi Trái đất

Năng lượng này có nguồn gốc từ lõi trái đất, nằm rất sâu bên trong. Tính tái tạo của năng lượng địa nhiệt đến từ nhiệt động tự nhiên của trái đất. Không yêu cầu tiêu thị các nguồn tài nguyên hữu cơ như dầu hay khí đốt tự nhiên. Nó không gây hiệu ứng nhà kính hay các khí thải carbon dioxide.

Tuy nhiên, một số trạm năng lượng địa nhiệt hiện nay có thể gây ra những vấn đề liên quan tới địa chất. Các công nghệ khai thác dạng năng lượng này cũng khá hạn chế.

Những ứng dụng thực tế của năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đất nước ta cũng đang dần triển khai thực tế các dự án về năng lượng tái tạo. Là một trong những quốc gia có tiềm năng cực kỳ lớn về năng lượng xanh. Một số ứng dụng năng lượng này đã thành công và đang được sử dụng hiện nay đó là:

Ứng dụng năng lượng xanh cho sản xuất xe điện của Vinfast

Ứng Dụng Năng Lượng Xanh Cho Vinfast Vf E34

Ứng Dụng Năng Lượng Xanh Cho Vinfast Vf E34

Một trong những dòng xe điện đang sử dụng năng lương xanh nổi bật nhất hiện nay đó là dòng xe Vinfast VF e34. Thay vì dùng nhiên liệu xăng, dầu như các dòng xe ô tô khác. Dòng ô tô này sử dụng điện khí hóa với Pin lithium-ion. Loại pin này có khả năng giảm các khí thải ra môi trường. Hơn nữa, hệ thống các trạm sạc pin của Vinfast đã được xây dựng rất nhiều khu vực. Và sắp tới sẽ phủ kín 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Những chiếc xe điện của Vinfast có thể sạc bằng hệ thống điện mặt trời tại nhà thay vì sử dụng trực tiếp nguồn điện chính.

Ứng dụng năng lượng mặt trời cho việc nuôi tôm

Theo như khảo sát và nghiên cứu, 1 tấn tôm sẽ tiêu tốn hơn 166 nghìn KWh điện. Đây là một con số khá lớn và tốn rất nhiều chi phí. Vì thế việc áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời mini tạo ra điện sẽ hỗ trợ rất nhiều về mặt cấp điện và chi phí tiêu thụ điện hàng tháng.

Việc ứng dụng năng lượng này có rất nhiều lợi ích tốt cho mô hình nuôi tôm hiện đại ngày nay. Các tấm pin năng lượng mặt trời có thể che nắng, giảm thiểu việc phát triển của tảo. Giảm thiểu việc sử dụng điện qua các thiết bị cung cấp ô xi và tạo dòng cho tôm. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao này mang tới sự ổn định. Nhất là đối với những nơi nuôi tôm sản lượng lớn như Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855  - Mr Phong : 0941 055 829