Menu

Nhà phân phối chính thức máy phát điện HYUNDAI tại Việt Nam

korea vietnam

Dầu chạy máy phát điện là dầu gì? Có mấy loại dầu cho máy

Một trong những yếu tố quan trọng nhằm quyết định độ bền và hiệu suất của máy phát điện đó là dầu máy. Máy phát điện hiện đang là nguồn cấp điện dự phòng cho nhiều ứng dụng khác nhau như công nghiệp, gia đình, các sự kiến ngoài trời, nhà máy,… Việc sử dụng loại dầu phù hợp với máy sẽ giúp máy có tuổi thọ cao hơn và bền bỉ hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây và trả lời chi tiết cho câu hỏi dầu chạy máy phát điện là dầu gì?

Dầu chạy máy phát điện là gì?

Dầu Diesel Cho động Cơ Máy Phát điện Chạy Dầu

Dầu Diesel Cho động Cơ Máy Phát điện Chạy Dầu

Dầu chạy cho máy phát điện thường dùng là dầu diesel. Dùng để cung cấp năng lượng cho động cơ máy phát điện hoạt động. Loại dầu này thường được làm từ dầu mỏ, và sản xuất thông qua quá trình chưng cất phân đoạn. Trong quá trình này, dầu mỏ được đun nóng và phân tách phần dầu dựa trên nhiệt độ sôi. Dầu diesel này sẽ được tách ra từ phân đoạn có điểm sôi cao nhất và được gọi là dầu nặng.

Đặc điểm chung của dầu chạy máy phát điện

Dầu chạy máy phát điện hay còn gọi là dầu động cơ, dầu nhờn. Loại dầu này cũng có một số đặc điểm riêng mà các bạn nên chú ý như sau:

  • Độ nhớt cao: Các loại dầu chạy máy phát đều có độ nhớt khác cao. Giúp giảm ma sát giữa các bộ phận của động cơ máy trong quá trình vận hành. Hỗ trợ bôi trơn và giúp dầu có khả năng bám dính tốt hơn.
  • Chống tạo cặn: Cặn là những chất bị lắng đọng trong động cơ máy khi trải qua thời gian sử dụng. Dầu chạy máy phát có chứa các chất phụ gia giúp chống tạo cặn. Máy hoạt động trơn tru hơn.
  • Điểm đông đặc: là nhiệt độ thấp nhấp mà dầu có thể giữ được ở dạng lỏng. Đảm bảo khả năng lưu thông trong môi trường nhiệt độ lạnh.
  • Chống oxi hóa: Đây là quá trình bốc hơi của dầu khi tiếp xúc với môi trường không khí. Để động cơ và máy không bị ăn mòn và bị oxi hóa, dầu máy phải có các chất chống oxi hóa. Giúp dầu giữ được tinh chất ban đầu trong thời gian dài.
  • Ổn định nhiệt: khả năng ổn định nhiệt và duy trì tính ổn định của máy trong điều kiện nhiệt độ cao. Ngăn chặn quá trình ô nhiễm và cặn béo từ khí thải ra khi vận hành máy.
  • Khả năng tách nước: Giúp dầu loại bỏ nước và các tạp chất. Ngăn dầu hình thành các cặn béo và tăng tuổi thọ của dầu.

Tầm quan trọng của dầu chạy máy phát điện

Để máy có thể vận hành trơn tru và mượt mà, dầu chạy máy đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Dầu chạy máy phát điện hỗ trợ bảo vệ động cơ. Giúp bôi trơn các bộ phận quan trọng của động vơ. Giảm tối đa ma sát và ngăn chặn hao mòn khi máy hoạt động. Điều này giúp tăng độ bền của động cơ và giữ cho máy phát điện hoạt động một cách ổn định.

Sử dụng loại dầu phù hợp đảm bảo động cơ máy họat động hiệu quả ở mức nhiệt và áp suất tốt. Duy trì hiệu suất hoạt động tối đa của máy. Một công dụng khác của dầu máy là chống oxi hóa. Động cơ máy được đưa vào hoạt động lâu ngày sẽ có tình trạng bị oxi hóa theo thời gian. Nhất là khi máy không được vận hành thường xuyên.

Các loại dầu chạy máy chính hãng, đảm bảo về mặt chất lượng thường giúp máy phát điện tối ưu về nhiên liệu. Làm giảm các tác động tiêu cực tới môi trường bên ngoài, giảm thiểu khí thải. Ngoài ra, để đảm bảo máy hoạt động tốt, hãy thay nhớt cho máy phát điện định kỳ.

Có mấy loại dầu chạy máy phát điện?

Hiện nay, dầu chạy máy phát điện có hai loại dầu được sử dụng phổ biến là dầu chạy động cơ Diesel và dầu nhớt cho máy.

Dầu Diesel dành cho các dòng máy phát điện chạy dầu

Máy phát điện được chia thành hai loại chính là máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu. Dầu chạy máy phát điện ở đây chúng tôi sẽ đề cập đến đó là loại dầu Diesel. Dầu này được sử dụng rất nhiều đối với các động cơ đốt trong như xe máy, ô tô, xe tải,… và trong các ứng dụng công nghiệp khác. Hầu như các thiết bị liên quan tới kỹ thuật, máy móc, cơ khí đều sử dụng dầu Diesel trong quá trình vận hành.

Dầu Diesel hay còn gọi là dầu galoze (DO) được tạo chủ yếu từ các Hydrocacbon, các hợp chất chưa lưu huỳnh. Loại dầu Diesel được sử dụng phổ biến cho máy phát điện có tỉ lệ là DO 0,5%. Để đo lường mức độ dầu phù hợp sử dụng cho máy, các bạn theo dõi các thông số như: chỉ số cetan, cấp độ nhớt và nồng độ lưu huỳnh của dầu. Theo dõi chi tiết trong bảng sau:

Cấp độ dầu Diesel Chỉ số Cetan Độ nhớt ở nhiệt độ 37.8 Lượng lưu huỳnh (%)
1-D 45 1.4-2.5 CS 0.5
2-D 40 2.0-4.3 CS 1
3-D 30 5.8-26.4 CS 2

Dầu nhớt bôi trơn dùng cho động cơ máy phát điện

Dầu Nhớt Bôi Trơn Dùng Cho động Cơ Máy Phát điện

Dầu Nhớt Bôi Trơn Dùng Cho động Cơ Máy Phát điện

Để duy trì và bảo vệ động cơ máy, dầu nhớt bôi trơn là loại dầu chuyên dụng cho các loại động cơ không chỉ riêng về máy phát điện. Khác với dầu Diesel với mục đích tạo ra năng lượng cho máy hoạt động, thì dầu nhớt có công dụng chống han gì, ăn mòn, bôi trơn giảm ma sát và tăng tuổi thọ của máy.

Dầu bôi trơn này giúp làm giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động trong động cơ máy như piston, vòng bi, trục khuỷu,… Tránh hao mòn và làm giảm nhiệt độ hoạt động của chúng.

Một số loại dầu nhớt có tác dụng làm mát động cơ bằng cách hấp thụ nhiệt. Duy trì nhiệt đỏ khi động cơ hoạt động. Hơn nữa, loại dầu này còn làm kín các khe hở giữa piston, thành xy lanh cân bằng áp suất bên trong buồng đốt. Giảm mạt chảy xuống cacte.

Cách lựa chọn dầu nhớt phù hợp cho động cơ máy phát điện

Việc lựa chọn loại dầu nhớt đúng cho máy còn cần xem xét các yếu tố như: loại động cơ (máy động cơ xăng hay động cơ dầu). Môi trường vận hành của máy có phải là nơi thoáng mát hay là trong điều kiện nhiệt độ cao? Ngoài ra, các bạn còn phải ước tính thời gian hoạt động của máy phát điện. Tần suất thay dầu Diesel cho máy cũng là một trong những yếu tố quyết định nên sử dụng loại dầu nhớt nào là phù hợp nhất.

Sau khi lựa chọn được dầu chạy máy, các bạn lưu ý tới một số tiêu chí về: Cấp độ nhớt, tiêu chuẩn API và hàm lượng lưu huỳnh của dầu:

  • Cấp độ nhớt SAE: Các bạn dựa vào bảng trên để lựa chọn. Cấp độ nhớt càng cao thì độ nhớt của dầu càng cao.
  • Tiêu chuẩn API: Đây là tiêu chuẩn được dùng để phân loại dầu theo khả năng bảo vệ động cơ. API càng cao thì bảo vệ động cơ máy càng tốt.
  • Hàm lượng lưu huỳnh: Dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp sẽ thân thiện với môi trường hơn.

Bảo dưỡng và bảo quản dầu chạy máy phát

Dầu máy đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành máy phát điện. Hơn nữa, dầu quyết định hiệu suất và tuổi thọ của máy. Vì thế, để đảm bảo dầu chạy máy tốt và chất lượng ngay cả khi bạn trữ dầu. Hãy xem một số cách bảo quản bảo dưỡng dầu máy sau:

Bảo quản dầu chạy máy phát

Vấn đề về bảo quản dầu cực dễ dàng, bao gồm những công việc cụ thể:

  • Bảo quản dầu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Đậy kín nắp chai dầu: Nếu bạn đang sử dụng chai dầu dở. Hãy đảm bảo đậy kín và vặn chặt nắp trai tránh bụi bẩn.
  • Không đặt dầu máy tại những nơi có nước. Dầu pha với nước sẽ gây hại rất lớn tới động cơ máy phát.

Để đảm bảo an toàn hơn, trước khi các bạn sử dụng dầu máy sau một khoảng thời gian lưu trữ. Hãy luôn có thói quen kiểm tra dầu trước khi sử dụng. Nhìn vào màu sắc và mùi hoặc trạng thái của dầu. Nếu phát hiện dầu có dấu hiệu khác lạ thì cần xem lại ngay cách bảo quản sao cho hợp lý nhất. Và dừng sử dụng dầu đó.

Máy phát điện chạy bao lâu thì thay dầu một lần?

Nếu sử dụng máy phát điện, chắc hẳn các bạn cũng từng có những thắc mắc. Bao lâu thì thay dầu một lần? Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tần suất thay dầu cho máy phát thường từ 250 đến 500 giờ hoạt động.

Mỗi dòng máy sẽ có mức dầu khác nhau. Sau một thời gian vận hành, mức dầu sẽ bị hao dần. Hãy thường xuyên kiểm tra mức dầu trong máy. Nếu dầu tháp, cần thêm dầu cho máy ngay. Luôn kiểm tra tình trạng dầu trong máy. Kiểm tra về mùi, độ nhớt, màu sắc của dầu. Các bạn để ý xem dầu có màu nâu đen hay có mùi hơi khét không, có bị đặc sệt lại không.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải thích cho các bạn câu hỏi dầu chạy máy phát điện là dầu gì? Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích đến cho các bạn.

Hotline Kinh Doanh

Mr Nguyên : 0982 815 855  - Mr Phong : 0941 055 829