Danh sách 10 nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam bạn đã biết?
Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn danh sách 10 nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn cung cấp điện năng đang chú ý này nhé.
Danh sách 10 nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam mà bạn cần biết
Nhà máy nhiệt điện Long Phú
Nhà máy nhiệt điện Long Phú hoạt động với tổng công suất là 4400MW nằm tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 2015, tổng thầu của dự án này là liên danh nhà thầu giữa Power Machine Nga và Tổng Công Ty CP Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam.
Tuy nhiên, việc hoàn thành dự án nhà máy nhiệt điện này đã bị dừng lại vào năm 2019. Tính đến nay dự án hoàn thành được 77% và đang được tái triển khai vào năm 2023.
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Được xây dựng tại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng được khởi công vào năm 2015. Đây cũng là một trong những nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam nằm ở khu vực miền trung. Nhà máy hoạt động với tổng công suất là 1200MW, sản lượng điện bình quân mỗi năm lên tới 7,2 tỷ KWH.
Nhà máy bao gồm 2 tổ máy phát điện sử dụng công nghệ đốt than phun trực tiếp và các nhiên liệu phụ khác. Ngoài ra, tại Vũng Áng còn có thêm 3 nhà máy nhiệt điện lớn với công suất lần lượt là 1500MW, 1320MW. Và dự án sắp được triển khai đó là Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 công suất là 2400MW.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải
Trung tâm điện lực Duyên Hải nằm ở xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, thị xã Trà Vinh bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ ngưng hơi đốt than. Tổng công suất của 4 nhà máy nhiệt điện lên tới 4400MW, đã cung cấp số lượng lớn nguồn điện cho mạng lưới điện tại Việt Nam.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 mỗi năm sản suất sản lượng điện trung bình hơn 7.8kWh. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2 có công suất là 1200MW do một công ty của Malaysia làm chủ đầu tư, đã được khởi công xây dựng vào năm 2015. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 đang vận hành với công suất 1245MW. Khởi công xây dựng với 2 tổ máy nhiệt điện ngưng đốt than và mỗi tổ máy khoảng 660MW.
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ
Phú Mỹ là một trong những khu công nghiệp có các nhà máy nhiệt điện lớn tại Việt Nam. Đây là khu trung tâm nhiệt điện lớn bao gồm 6 nhà máy nhiệt điện hoạt động bằng công nghệ Tua-bin khí chu trình hỗn hợp. Tổng công suất của 6 nhà máy này là 3900MW, chiếm 40% lượng điện sản xuất tại Việt Nam mỗi năm.
Có thể thấy rằng, nhà máy nhiệt điện tại Phú Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho điện năng trong nước. Ngoài ra, ở đây cũng là nơi sản xuất điện đạt được nhiều cột mốc lớn nhất trong những năm vừa qua.
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
Nghi Sơn, Thanh Hóa là nơi nổi tiếng với khu công nghiệp nhiệt điện tại thị xã Hải Hà, huyện Tĩnh Giã. Với 2 nhà máy nhiệt điện lớn là nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 với công suất là 600MW và nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 với công suất là 1330MW.
Theo thống kê hiện nay, nhà máy Nghi Sơn 1 đóng góp cho mạng lưới điện quốc gia 14tr kWh mỗi ngày. Hiện nhà máy đang được sửa chữa và trùng tu lại sau khoảng thời gian vận hành dài. Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 được khánh thành vào năm 2022. Được đầu tư với tổng số vốn 2,8 tỷ đồng theo hình thức BOT, nhà máy áp dụng công nghệ siêu tới hạn USC của Nhật Bản.
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu
Các nhà máy tập trung tại khu nhiệt nhiệt sông Hậu có công suất lớn lên tới 5200MW. Đây là nhà máy nhiệt điện than, hiện đang được triển khai thực hiện 3 giai đoạn là nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, 2 và 3. Giai đoạn 3 đã được đưa vào vận hành vào năm 2019 với công suất là 1200MW.
Nhà máy nhiệt điện sông Hậu 2 với tổng Ha là 116,61, hiện đang được triển khai với đầu tư BOT. Nhà máy đang trong quá trình đầu tư và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân bắt đầu được xây dựng vào tháng 7 năm 2015 tổng công suất là 5600MW. Địa điểm xây dựng chính nằm ở Vĩnh Tân, Tuy Phong tỉnh Bình thuận. Tại trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân được xây dựng 4 nhà máy, các nhà máy có công suất 1200MW cũng đã có những đóng góp rất lớn cho hệ thống điện lưới tại Việt Nam.
Mới đây nhất là dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 với công nghệ nhiệt điện đốt than phun có sử dụng siêu tới hạn. Nhà máy này được trang bị máy móc hiện đại đến từ các chủ đầu tư như Nhật Bản (tập đoàn Mitsubishi), Hàn Quốc (Tập đoàn Doosan) và Công Ty CP Tập Đoàn Thái Bình Dương.
Nhà máy nhiệt điện Mông Dương
Trung tâm nhiệt điện Mông Dương nằm tại Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh với 3 nhà máy lớn là nhà máy Mông Dương 1, 2 và 3. Cho đến hiện nay, nhà máy Mông Dương 1 là nhà máy nhiệt điện đầu tiên tại Việt Nam có sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CBF). Giảm được phần lớn lượng khí thải khi đốt cháy nhiên liệu.
Tổng công suất của trung tâm nhiệt điện ở Mông Dương là 3400MW. Trong đó, nhà máy Mông Dương 2 và 3 đều có công suất là 1240MW. Mỗi nhà máy đều bao gồm 2 tổ máy lớn với sản lượng điện của mỗi nhà máy mỗi năm xấp xỉ 6,5 tỷ kWh.
Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập
Dự án nhà máy này được ưu tiên quy hoạch tại khu công nghiệp Quỳnh Lâp – Nghệ An, Nghi Sơn – Thanh Hóa. Dự án được phân làm 2 giai đoạn là nhà máy Quỳnh Lập 1 và 2. Tổng công suất của 2 nhà máy này là 2400MW với số vốn xây dựng hơn 2,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, cho tới hiện nay, dự án nhiệt điện tại Quỳnh Lập đang được đề xuất chuyển thành dự án điện khí. Một phần lý do là vì nhu cầu sản xuất và cung cấp nguồn điện cho các khu công nghiệp không còn cấp thiết như dự kiến ban đầu.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình
Nằm trên cánh đồng lúa xanh xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 khởi công từ năm 2014. Tổng công suất của 2 tổ máy là 600MW. Mới đây nhất, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã được khánh thành và đi vào hoạt động, công suất của nhà máy này là 1200MW.
Nhiệt điện Thái Bình 2 sử dụng công nghệ lò than phun đốt trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên với thông số cận tới hạn. Một công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và khí thải tại Việt Nam. Đến nay, nhà máy này đã và đang vận hành và hiện cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia 1 tỷ kWh.
Tìm hiểu chung về nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện là một cơ sở sản xuất điện năng bằng cách sử dụng nhiệt độ để biến đổi nước thành hơi. Hơi nước này sẽ đủ để quay turbine làm chạy máy phát điện. Nguyên tắc hoạt động của nhà máy nhiệt điện dựa trên việc tạo ra hơi nước áp suất cao bằng cách đốt nhiên liệu, thường là than hoặc dầu. Mục đích để làm nước nóng và biến nó thành hơi. Hơi nước này sau đó đổ vào các turbine hoặc động cơ khác để tạo ra sự xoay tròn, và từ đó tạo ra điện năng.
Các nhà máy nhiệt điện thường có cách cấu tạo chính là:
- Hệ thống đốt nhiên liệu: hệ thống này bao gồm lò đốt nhiên liệu than, dầu hoặc khí đốt. Những nhiên liệu này được đốt cháy nhằm tạo ra nhiệt độ cao.
- Turbine và động cơ: Hơi nước được tạo ra từ 2 quá trình trên được đổ vào turbine. Tạo ra sự quay tròn nhờ vào áp suất và dòng nhiệt của hơi nước.
- Máy phát điện: Sự quay tròn của Turbine sẽ tạo năng lượng cơ học. Năng lượng cơ học này sau đó được biến đổi thành điện năng thông qua máy phát điện.
- Hệ thống kiểm soát: Hiện nay, các nhà máy phát điện tại Việt Nam đều có các hệ thống điều khiển và kiểm soát phức tạp để quản lý quá trình sản xuất điện. Đảm bảo hiệu suất tối ưu và an toàn hoạt động. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của môi trường.
- Hệ thống xử lý khí thải: Khí thải đến từ các nhà máy nhiệt điện gây ra nhiều vấn đề về hiệu ứng nhà kính. Để giảm thiểu vấn đề này, nhà máy cần có hệ thống xử lý khí thải nhằm loại bỏ các chất gây ô nhiễm như khói bụi có hại…