Phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện bạn nên biết
Hòa đồng bộ máy phát điện không còn là điều quá mới mẻ đối với những nơi có sử dụng hau hay nhiều máy phát điện cùng lúc. Phương pháp này kết nối các máy phát điện có cùng tần số cùng mức pha hoạt động song song với nhau. Có thể thấy rằng nó rất hữu ích ở thời điểm hiện nay. Các phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện thường rất phức tạp và cần có kỹ thuật chuyên môn cao. Các bạn có thể tham khảo thông tin về hòa đồng bộ tại bài viết sau.
Làm thế nào để hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha, 1 pha thành công?
Hòa đồng bộ máy phát điện thành công cần có nhiều yếu tố xen kẽ. Khi kết nối hay hay nhiều máy phát điện cùng tần số, điện áp và số pha. Phần trăm thành công khi hòa đồng bộ ngày càng lớn. Khi kết nối song song các máy lại với nhau sẽ cho ra hiệu suất hoạt động cao hơn, tăng lượng sản xuất điện tổng thể. Đồng thời, tăng khả năng kiểm soát hệ thống điện và việc bảo dưỡng sẽ đơn giản hơn nhiều sao với việc đấu nối từng máy phát điện. Phương pháp hòa đồng bộ hiện được sử dụng phổ biến đối với các nhà máy và xí nghiệp lớn.
Hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha
Các dòng máy phát điện 3 pha thường được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng vì có dòng công suất khá lớn. Có thể cung cấp nhu cầu về tải điện cao cho các khu công nghiệp. Để đồng bộ 2 hoặc nhiều máy phát điện 3 pha, cần đo đúng thứ tự pha. Điểm kết nối RYB của thanh cái (hay còn gọi là Busbar) phải được liên kết với toàn bộ các công tắc RYB của các máy phát điện khác.
Máy phát điện cần phải đồng bộ tần số và điện áp. Sau khi được đồng bộ, các máy có thể được phân bổ riêng tổng tải từng máy chứ không nhất thiết phải vận hành cùng mức tải. Máy phát điện được đưa vào hòa đồng bộ phải gần như có thông số giống nhau để có thể chia sẻ cùng tải.
Hòa đồng bộ máy phát điện 1 pha
Sự khác biệt lớn nhất giữa hòa đồng bộ máy 3 pha và 1 pha đó là không cần phải xác định đúng thứ tự pha là RYB hay RBY. Quá trình hòa đồng bộ máy 1 pha đơn giản hơn rất nhiều.
Để hòa đồng bộ máy 1 pha hiệu quả và thành công phải đáp ứng 3 điều kiện hòa đồng bộ máy phát. Hơn nữa, cần lưu ý rằng nếu không đáp ứng đủ 3 điều kiện thì có thể gây ra dòng điện xoay chiều và làm tăng công suất đi kèm với dao động điện của roto.
Phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện
Hòa đồng bộ là một trong những quy trình quan trọng và phức tạp. Có 2 phương pháp chính được sử dụng phổ biến hiện nay đó là hòa đồng bộ chính xác và hòa đồng bộ tự động.
Phương pháp hòa đồng bộ chính xác
Đây là phương pháp được thự hiện thủ công và bằng tay. Khi thực hiện phương pháp này, người thực hiện phải hiểu và làm những việc như:
- Về UF và điện áp mạng UHT: Trước khi đóng máy phát, bạn cần đảm bảo tằng điện áp của máy phát (được gọi là UF) và điện áp mạng (được gọi là UHT). Phải được điều chỉnh phù hợp với điều kiện UF ≈ 1/2UHT. Điều kiện này nhằm đảm bảo rằng máy phát điện sẽ không tạo ra lực đẩy mạnh ngay khi được kết nối.
- Về tốc độ quay của máy phát: Để đảm bảo hòa đồng bộ thành công, tốc độ góc quay của các máy (ký hiệu là wF) phải có trị số gần bằng nhau. Từ đó máy sẽ không có sự chênh lệch lớn trong tốc độ quay đối với hệ thống.
- Về góc pha: trước khi đóng máy, hãy chắc chắn rằng góc pha của véc tơ điện áp mạng và véc tơ điện áp máy phát phải khớp với nhau. Nguồn điện sẽ được cân bằng và hoạt động song song với nhau mà không gây ra bất kỳ sự cản trở hay gặp sự cố nào.
Phương pháp hòa đồng bộ tự động
Điều kiện trước khi thực hiện hòa đồng tự động: xuyên suốt quá trình hòa đồng bộ, hãy loại bỏ phần kích từ máy phát điện, triệt tiêu từ tính thông qua aptomat khử từ. Tại sao phải làm điều này? Máy phát điện có thể hoạt động ngẫu nhiên khi kết nối vào hệ thống. Vì vậy chúng ta phải khử từ để tránh tình trạng trên.
Đồng bộ tốc độ góc quay: quá trình đồng bộ tự động được tiến hành. Tốc độ góc quay của các máy cùng kết nối đồng bộ phải có trị số gần bằng nhau.
Hai phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện trên đều đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống điện. Để chắc chắn hòa đồng bộ thành công, các bạn nên tham khảo từ những nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao. Ngoài ra, các bạn cần tuân thủ các quy tắc và điều kiện để tránh sự cố và hỏng hóc trong quá trình hoạt động của máy phát và hệ thống điện.